Thứ bảy, 09/11/2024 - 11:13
Bác sĩ ngoại khoa là những người được đào tạo về ngành y, làm trong các cơ sở y tế và bệnh viện. Công việc chính của họ là phẫu thuật cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Sau đây mời bạn cùng Hội điều dưỡng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm bác sĩ ngoại khoa là gì nhé!
Bác sĩ ngoại khoa là những người thuộc khoa ngoại chuyên về phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân với các thủ thuật như cắt bỏ ruột thừa, sữa chữa thoát vị, cắt bỏ bướu,…
Họ còn phải có trách nhiệm chữa trị cho những bệnh nhân đang gặp chấn thương, ưu tiên phẫu thuật khẩn cấp cho những bệnh nhân bị tai nạn đang nguy kịch tới tính mạng.
Ngoài việc phẫu thuật, bác sĩ ngoại khoa còn phải chịu trách nhiệm với các bệnh nhân sau khi được phẫu thuật. Luôn theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị để kịp thời thăm khám, tư vấn.
Quan trọng là cần đưa ra các phương pháp điều trị sau phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải để giúp bệnh nhân sau khi phẫu thuật nhanh phục hồi.
Dưới đây sẽ là thông tin về các công việc chủ yếu của một bác sĩ ngoại khoa:
Trong những nhiệm vụ chính của bác sĩ ngoại khoa thì nhiệm vụ đầu tiên là phẫu thuật, điều trị những bệnh lý khác nhau mà bệnh nhân đang mắc phải. Họ sẽ được được đào tạo chuyên môn kỹ càng trước khi được tiến hành làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
Ngoài việc phẫu thuật và điều trị các bệnh lý cho bệnh nhân ra thì bác sĩ ngoại khoa còn phải chăm sức khỏe cho bệnh nhân. Việc chăm sóc này được chia thành hai nhiệm vụ quan trọng như sau:
Bác sĩ ngoại khoa cũng phải chịu trách nhiệm với công việc hành chính như việc quản lý hồ sơ bệnh án và giải thích các xét nghiệm của bệnh nhân, quản lý nguồn nhân lực trong khoa.
Để trở thành bác sĩ ngoại khoa ở Việt Nam thì phải cần một quá trình dài với rất nhiều sự cống hiến và nỗ lực. Họ phải hoàn thành các yêu cầu về học vấn, thực hành và chuyên môn để đạt điều kiện lấy chứng chỉ hành nghề.
Để trở thành một bác sĩ ngoại khoa ở Việt Nam, trước tiên cần có kiến thức y khoa vững vàng. Bạn phải tốt nghiệp cử nhân y khoa từ một trường đại học được Bộ Y tế công nhận, hoàn tất khoảng 18 tháng thực tập và thi để lấy chứng chỉ hành nghề tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế.
Trong thời gian này, bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ có kinh nghiệm, quá trình này giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao kỹ năng y khoa của mình.
Sau quá trình thực tập, bạn cần thi chứng chỉ hành nghề trước khi chọn chuyên ngành ngoại khoa mà mình muốn theo đuổi. Kỳ thi này nhằm đánh giá kiến thức của bạn về y đức, luật pháp liên quan đến y tế, cũng như hiểu biết về hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Sau khi hoàn thành kỳ thi chứng chỉ hành nghề, bạn có thể bắt đầu phát triển kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực ngoại khoa. Việc này có thể bao gồm việc tham gia một chương trình nội trú hoặc theo học các chuyên khoa I, II.
Trong giai đoạn này, bạn sẽ được đào tạo thực tế về quy trình phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân và nhiều khía cạnh khác của ngoại tổng quát.
Bạn cũng sẽ có cơ hội làm việc dưới sự hướng dẫn của những bác sĩ phẫu thuật dày dạn kinh nghiệm và tham gia vào các hoạt động phẫu thuật thực tế
Mức lương của các bác sĩ ngoại khoa thông thường sẽ không có gì khác khi làm trong bệnh viện, cơ sở y tế. Mức lương sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm, địa vị đang làm:
>>>Xem thêm: Khái niệm về điều dưỡng nha khoa, kỹ năng và công việc
Hội điều dưỡng đã chia sẻ cho bạn biết bác sĩ ngoại khoa là gì cũng như các công việc và yếu tố cần có. Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này.
03-11-2024
Ngành pháp y là thuật ngữ chỉ về các hoạt động giám định trong lĩnh vực y khoa nhằm mục đích phục vụ cho công tác pháp luật như khám nghiệm tử thi, khám...
19-06-2024
Công việc của ngành điều dưỡng gồm những gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bạn trong thời điểm “chọn nghề” năm nay. Khi xã hội phát triển, đời...
23-10-2024
Đơn xin thôi học được viết khi người viết đơn cảm thấy không có đủ điều kiện để tiếp tục học hoặc vì lý do gì đó mà phải dừng lại việc học...
11-05-2024
Bài giảng Hướng dẫn Xây dựng chỉ số Chất lượng bệnh viện và Chỉ số lĩnh vực chăm sóc người bệnh do Ths Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội Điều...
05-06-2024
Công việc của điều dưỡng trưởng chịu rất nhiều áp lực từ cấp trên và trong việc quản lý cấp dưới. Bên cạnh đó vị trí này cũng được rất nhiều...