Thông tin chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền chi tiết

Thứ năm, 08/08/2024 - 13:58

Dù làm tư nhân hay nhà nước, chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền đều là văn bằng bắt buộc phải có với y sĩ YHCT. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại giấy phép này: điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp phép. Cùng Hội điều dưỡng tìm hiểu chi tiết về loại chứng chỉ này ngay bây giờ nhé. 

Giới thiệu về chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền là văn bằng do cơ quan có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh) cấp.

Dành cho những cá nhân đủ điều kiện theo quy định của nhà nước, đồng thời cho phép họ đảm nhiệm các công việc thuộc y học cổ truyền. 

Hiểu đúng về chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền
Hiểu đúng về chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

Văn bản chỉ được cấp duy nhất 1 lần và có giá trị phạm vi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của chứng chỉ gồm:

  • Họ và tên khai sinh, thông tin cơ bản, bằng cấp; 
  • Hình thức hành nghề;
  • Phạm vi hoạt động chuyên môn. 

Đây cũng được coi là một công cụ để quản lý, giám sát đạo đức của người hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền. Do đó, đòi hỏi cá nhân muốn theo nghề phải liên tục trau dồi chuyên môn, cập nhật những tiến bộ nổi bật của y học. 

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

Luật khám bệnh, chữa bệnh 40/2009/QH12 đã quy định rõ ràng về điều kiện để được cấp chứng chỉ này. Bạn có thể tìm đọc văn bản này tại các trang luật Việt Nam. Dưới đây là bản tóm tắt gọn các quy định để bạn tham khảo. 

Với cá nhân là người Việt Nam

Đầu tiên, để nhận được chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền, cá nhân phải có một trong các văn bản/ giấy chứng nhận sau:

  • Văn bản chuyên môn Y tế được công nhận tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận lương y. 
  • Giấy chứng nhận là cá nhân sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh cổ truyền.

Tiếp đến, người đó phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành tại cơ sở y tế (trừ trường hợp là lương ý, người có bài thuốc/ phương pháp chữa bệnh cổ truyền).

Thời gian thực hành chuyên môn phải đảm bảo 12 tháng tại bệnh viện trước khi đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề. Giấy tờ phải được người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh ký xác nhận. 

Đồng thời, cá nhân phải có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở khám chữa bệnh có đủ kiện kiện theo yêu cầu của Bộ Y tế cấp. 

Cuối cùng, không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đang trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền cấm hành nghề. 
  • Bị cấm làm công việc liên quan đến lĩnh vực Y Dược theo bản án, quyết định từ Toà. 
  • Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. 
  • Người đang trong thời gian chấp hành bản án/ quyết định hình sự từ tòa án. Hoặc quyết định xử lý hành chính và bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. 
  • Người đang bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, có liên quan đến khả năng chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh. 
  • Cá nhân bị hạn chế hoặc mất đi năng lực hành vi dân sự. 

Với người VN đang định cư ở nước ngoài/ Người nước ngoài muốn hành nghề tại VN

Giống với điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền của người Việt Nam. Ngoài ra, còn cần đáp ứng thêm 3 điều kiện sau:

  • Sử dụng ngôn ngữ tốt theo quy định tại điều 23. 
  • Sở hữu lý lịch tư pháp rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. 
  • Có giấy phép lao động còn thời hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp. 
Điều kiện để cá nhân nhận chứng chỉ hành nghề y sĩ YHCT
Điều kiện để cá nhân nhận chứng chỉ hành nghề y sĩ YHCT

Với cá nhân bị thu lại, mất muốn cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền 

Giống với điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề với người VN đang định cư tại nước ngoài hoặc người nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam. Tuy nhiên, còn cần có thêm giấy chứng nhận cập nhật kiến thức Y khoa liên tục. 

Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền 

Thủ tục cấp/ cấp lại chứng chỉ hành nghề cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định

Tương ứng với 3 đối tượng trên, thì giấy tờ, hồ sơ cũng có yêu cầu khác nhau khi đăng ký hồ sơ.

Người Việt Nam Người Việt Nam định cư nước ngoài/ Người nước ngoài làm việc tại VN.  Trường hợp bị mất, thu lại muốn cấp chứng chỉ hành nghề
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ theo mẫu có sẵn  X X
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (bản sao) X X
Giấy tờ xác nhận quá trình thực hành do người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh ký xác nhận. X X
Giấy chứng nhận đủ sức khỏe X X
Phiếu lý lịch tư pháp X X
Sơ yếu lý lịch có xác nhận X X
Văn bản xác nhận sử dụng được tiếng Việt hoặc hồ sơ người phiên dịch X
Giấy phép lao động hợp lệ X
Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ  X
Giấy chứng nhận cập nhật liên tục kiến thức Y khoa  X
Hồ sơ cấp chứng chỉ Y sĩ Y học cổ truyền
Hồ sơ cấp chứng chỉ Y sĩ Y học cổ truyền

Bước 2: Xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ 

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xét các tiêu chí để xem bạn đã đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề chưa.

Với trường hợp là người nước ngoài, hay những chứng chỉ chuyên môn từ nước ngoài, thời gian xét hồ sơ không quá 180 ngày. 

Bước 3: Cấp phép chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền 

Sau khi kiểm tra thông tin, hội đồng đưa ra quyết định bạn có được cấp chứng chỉ hành không. Trong trường hợp yêu cầu không được chấp nhận, cơ quan tiếp nhận sẽ trả lời lại bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

>>>Xem thêm: Ngành Dược học những môn gì? Tổng hợp các môn học ngành Dược

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền. Theo quy định, người hành nghề y học cổ truyền nhất định phải có chứng chỉ này. Vì vậy, bạn muốn làm nghề hãy chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ để sở hữu chứng chỉ giá trị này càng sớm càng tốt nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vai trò của điều dưỡng ngoại khoa tại cơ sở y tế là gì? 
Vai trò của điều dưỡng ngoại khoa tại cơ sở y tế là gì? 

11-12-2024

Vai trò của điều dưỡng ngoại khoa là đặc biệt quan trọng tại cơ sở y tế. Điều dưỡng viên ngoại khoa phải chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân cả giai...

Chẩn đoán điều dưỡng: Khái niệm, mục đích, phân loại
Chẩn đoán điều dưỡng: Khái niệm, mục đích, phân loại

02-08-2024

Chẩn đoán điều dưỡng là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất tại các cơ sở y tế. Cụ thể hơn, thuật ngữ để chỉ quá trình điều dưỡng viên...

Đơn xin thôi học: Lý do và các lưu ý khi viết đơn chi tiết
Đơn xin thôi học: Lý do và các lưu ý khi viết đơn chi tiết

23-10-2024

Đơn xin thôi học được viết khi người viết đơn cảm thấy không có đủ điều kiện để tiếp tục học hoặc vì lý do gì đó mà phải dừng lại việc học...

Giải đáp học điều dưỡng có khó không cho sinh viên 
Giải đáp học điều dưỡng có khó không cho sinh viên 

03-06-2024

Học điều dưỡng có khó không chắc hẳn là câu hỏi của nhiều học sinh khi mới biết đến ngành và nhen nhóm ý định làm nghề. Thực tế, với mỗi người,...

Điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn: Vai trò, nhiệm vụ 
Điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn: Vai trò, nhiệm vụ 

28-12-2024

Điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế. Đây là một khâu thiết yếu...