Thứ Năm, 06/03/2025 - 09:19
Điều dưỡng có được tiêm filler không hay tiêm filler cần có những bằng cấp gì đang là câu hỏi rất được quan tâm hiện nay. Trên thực tế vấn nạn thẩm mỹ “chui”, làm đẹp cấp tốc bằng việc tiêm filler ngày càng phổ biến. Điều này đặt ra vấn đề, ai là người được phép tiêm và quy định về bằng cấp cần có để có thể thực hiện tiêm filler là gì?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Kỹ thuật tiêm filler (chất làm đầy) là một trong những kỹ thuật khó mà không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Bởi hầu hết những vị trí tiêm filler đều có thể xảy ra các biến chứng, tai biến. Người tiêm nếu không nắm vững cấu trúc giải phẫu, kỹ thuật tiêm và sản phẩm tiêm thì sẽ rất dễ dẫn đến những nguy hiểm. Nếu nặng có thể gây ra cả tình trạng đột quỵ ảnh hưởng đến tính mạng.
Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định Bác sĩ chuyên khoa Da liễu thẩm mỹ sẽ là người được phép tiêm filler. Những người không phải bác sĩ, không có chứng chỉ hành nghề tiêm filler sẽ không được phép tiêm.
Vậy Y sĩ đa khoa hay điều dưỡng có được tiêm filler không? Câu trả trả lời sẽ là KHÔNG vì:
Trong điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ, bác sĩ thẩm mỹ. Người học tiêm filler cần có những bằng cấp sau:
Bằng THPT là bằng cấp đầu tiên bắt buộc phải có nếu muốn học tiêm filler. Vì đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể đăng ký và xét tuyển vào các trường Đại học Y khoa.
>>>Xem thêm: Ngành điều dưỡng xét học bạ không và lợi thế xét tuyển sớm
Để trở thành Bác sĩ chuyên khoa Da liễu, cần được đào tạo trong môi trường Đại học Y tối thiểu 6 năm. Đây sẽ là nơi trao dồi những kiến thức quan trọng trong việc thực hành khám chữa bệnh.
Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có thể lựa chọn chuyên ngành Da liễu thẩm mỹ. Trở thành Bác sĩ Da liễu và tiếp tục lấy các chứng chỉ liên quan khác để thực hiện kỹ thuật tiêm filler.
Người tiêm phải có thời gian làm việc tại các cơ sở y tế theo quy định như sau:
Thời gian trải nghiệm và thực hành càng cao, các bác sĩ sẽ càng thuần thục tay nghề. Dễ dàng thực hiện kỹ thuật tiêm filler một cách an toàn và hiệu quả.
Sau khi đã nắm vững các kiến thức về lý thuyết và thực hành. Người tiêm filler sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật. Chỉ những người có chứng chỉ hành nghề này mới có thể thực hiện kỹ thuật tiêm này.
Bên cạnh câu hỏi điều dưỡng có được tiêm filler không? Cũng có một số câu hỏi xoay quanh đến vấn đề này được nhiều người thắc mắc như:
Ngày nay việc tiêm filler tại các Spa được phổ biến khá rộng rãi. Đây được xem là một trong những lựa chọn làm đẹp nhanh chóng và tiết kiệm. Tuy nhiên, theo luật quy định tại điểm a, khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
Trường hợp Spa không có giấy phép hoạt động chuyên khoa thẩm mỹ mà thực hiện hoạt động tiêm filler cho khách hàng. Spa đó sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 50-70 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động từ 6 đến 12 tháng.
Để mở spa tiêm filler phải được cấp phép hoạt động khám chữa bệnh từ sở y tế. Có đầy đủ các bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến kỹ thuật tiêm filler.
Điều này là không thể và rất nguy hiểm nếu thực hiện. Thoạt nhìn bạn có thể thấy tiêm filler rất đơn giản. Nhưng trên thực tế kể cả những người có đào tạo bài bản cũng có khi xảy ra sai sót.
Không ít những bạn trẻ mua filler về nhà và tự tiêm. Nếu không biết tiêm đúng cách dẫn đến các biến chứng thẩm mỹ và nghiêm trọng là ảnh hưởng đến tính mạng. Hãy lựa chọn thẩm mỹ an toàn, để không phải chịu tiền mất tật mang.
Qua bài viết trên Hội điều dưỡng đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về việc điều dưỡng có được tiêm filler không? Muốn tiêm filler người thực hiện cần có những bằng cấp gì. Hy vọng bài viết, bạn sẽ có thể nắm rõ hơn về các kiến thức liên quan đến việc tiêm filler. Từ đó lựa chọn được cho mình phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả.
06-05-2024
Dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh cung cấp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong bốn trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Tại lễ kỷ...
01-04-2025
Góc khuất ngành Dược là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số khía cạnh ít người...
06-05-2024
QĐ Ban chấp hành chi hội GV ĐD QĐ Công nhận điều lệ chi hội GVĐD ĐIỀU LỆ CHI HỘI GVĐD
06-05-2024
Hội Điều dưỡng Việt Nam trân trọng gửi Quý thầy/cô, anh/chị thông báo số 2 về Kế hoạch chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng...
22-03-2025
Phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền từ lâu đã được xem là giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Dựa trên nguyên lý cân bằng...