Thứ hai, 19/08/2024 - 20:55
Trong y học cổ truyền, học thuyết Âm Dương được ứng dụng từ đầu cho đến cuối. Từ cơ bản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và các phương pháp chữa bệnh (châm cứu, xoa bóp, khí công,…). Cùng chúng tôi tìm hiểu học thuyết thú vị này và ứng dụng của nó trong lĩnh vực Y học cổ truyền ngay.
Học thuyết Âm Dương được dùng để lý giải cho sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động, biến hoá, phát triển và tiêu vong của vạn vật.
Từ khoản 3000 năm trước, ngừa xưa đã có những hình dung cơ bản về sự vật, hiện tượng xảy ra. Tới thời Xuân Thu Chiến Quốc, các học thuyết này trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn.
>>>Xem thêm: Quy trình điều dưỡng: Cụ thể 5 bước trong quy trình
Học thuyết này có 4 quy luật cơ bản mà người tìm hiểu cần lắm được.
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, vạn vật luôn có hai mặt đối lập, mâu thuẫn với nhau như hai mặt của Âm Dương.
Chẳng hạn là sự đối lập giữa ngày và đêm, giữa nước và lửa, giữa ức chế và hưng phấn,… Hai yếu tố này cùng nhau tồn tại nhưng không song song, đối lập hẳn về mặt bản chất.
Có thể hiểu đơn giản, quy luật này là sự nương tựa qua lại lẫn nhau (để phát triển). Mặc dù Âm Dương đối lập nhưng trong Thái Cực Đồ vẫn có thể thấy trong phần âm tồn tại phần dương và trong phần dương có phần âm.
Phải như vậy, vạn vật mới có th ể tồn tại và có ý nghĩa. Ví dụ: Có đồng hoà thì có dị hoá, không có đồng hoá thì cũng không có dị hoá.
“Tiêu” là tiêu vong, mất đi, “trưởng” là phát triển, sinh sôi. Quy luật giải thích sự vận động không ngừng nghỉ của vạn vật để chuyển hóa lẫn nhau giữa âm và dương. Sự chuyển hoá này có tính giai đoạn và sẽ không dừng lại.
Ví dụ khí hậu bốn mùa liên tục thay đổi từ nóng sang lạnh, rồi từ lạnh sang nóng. Từ đó mới có 4 mùa khí hậu mát, lạnh, ấm, nóng và sinh ra Dương tiêu âm tưởng và Âm tiêu dương trưởng.
Sự chuyển hoá diễn ra vào một thời điểm nhất định và không có giai đoạn nào tồn tại mãi mãi.
Hai mặt Âm Dương đối lập nhưng cũng luôn có thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Ví dụ, khắc “Ngọ” là thời điểm Dương thịnh nhất thì khắc “Mùi” là thời điểm Âm được sinh ra.
Dưới đây là các ứng dụng của học thuyết này trong Y học cổ truyền. Khám phá ngay.
Ứng dụng học thuyết Âm Dương trong phân tích cấu tạo cơ thể, con người được chia thành Âm và Dương rõ rệt. Sự phân chia này giúp thầy thuốc có thể chẩn đoán và điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
Xét về mặt sinh lý học, nếu phần Âm và Dương cân bằng với nhau thì cơ thể sẽ khỏe mạnh. Tương tự, nếu cơ thể không thể tự điều chỉnh cân bằng Âm và Dương thì có thể phát sinh bệnh tật.
Học thuyết Âm Dương cũng thường được thầy thuốc Y học cổ truyền sử dụng để phân biệt các loại bệnh lý. Tuy nhiên, việc phân biệt này đòi hỏi các Y sĩ phải có kiến thức rất chuyên sâu thì mới có thể thực hiện.
Thầy thuốc có thể dựa vào hội chứng Âm Dương trên cơ thể người bệnh người để đưa ra kết luận bệnh tương ứng. Có 3 tiêu chuẩn phổ biến thường được sử dụng để đánh giá tình trạng của người khám bệnh gồm:
Dựa vào học thuyết Âm Dương, thầy thuốc Y học cổ truyền có thể ứng dụng chặt chẽ vào việc đưa ra phương pháp trị bệnh, dùng thuốc để cân bằng Âm Dương trong cơ thể.
Ứng dụng học thuyết Âm Dương vào thuốc Đông y: Khí của thuốc thuộc Dương, vị của thuốc sẽ là Âm. Các vị ngọt, cay thuộc Dương còn đắng, mặn thuộc Âm. Khí của thuốc cũng phân chia Âm Dương rõ ràng.
Thầy thuốc đông y sẽ học được cách điều chế để thay đổi tính vị, sự quy kinh, đồng thời giảm các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Ví dụ, để tăng tính Dược, thuốc sẽ được chế với gừng, sa nhân,…
Bài viết đã chia sẻ đến bạn học thuyết âm dương là gì và ứng dụng của học thuyết này trong lĩnh vực y học. Hy vọng thông tin trên giúp bạn nắm rõ hơn về học thuyết thú vị này. Cùng đón đọc thêm nhiều bài viết khác về Y học cổ truyền tại trang web của Hội điều dưỡng nhé!
26-06-2024
Chuyển đổi điều dưỡng sang y sĩ là bước bắt buộc nếu sinh viên ngành điều dưỡng muốn chuyển hướng sang làm bác sĩ. Tìm hiểu chi tiết về chương trình...
17-10-2024
Y sĩ đa khoa là gì? Là những người được đào tạo về ngành y, làm trong các cơ sở y tế và bệnh viện. Công việc của họ là hỗ trợ trực tiếp cho các bác...
10-10-2024
Hoàng liên chân gà (tên khoa học là Coptis teeta Wall) là một loại cây dại mọc nhiều ở khu vực miền núi Việt Nam. Dù chỉ là cỏ dại nhưng chúng lại mang...
02-06-2024
Giáo trình điều dưỡng là tổng hợp những cuốn sách giúp sinh viên ngành điều dưỡng trau dồi lý thuyết, kỹ năng chuyên môn về ngành điều dưỡng. Dưới...
09-11-2024
Bác sĩ ngoại khoa là những người được đào tạo về ngành y, làm trong các cơ sở y tế và bệnh viện. Công việc chính của họ là phẫu thuật cho các bệnh...