Ngày 26/10, đúng ngày kỷ niệm thành lập, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng VN lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022 và Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VIII tại thành phố Đà Nẵng.
Ngày 26/10, đúng ngày kỷ niệm thành lập, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng VN lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022 và Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VIII tại thành phố Đà Nẵng.
Ngày 26/10, đúng ngày kỷ niệm thành lập, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng VN lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022 và Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VIII tại thành phố Đà Nẵng.
Tham dự có GS.TS Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên- Tổng hội Y học Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế, Công đoàn y tế Vn, các chuyên gia điều dưỡng quốc tế, Hội điều dưỡng Việt Nam cùng hơn 700 đại biểu đến từ các chi hội Điều dưỡng trên toàn quốc.
Phát biểu tại Đại hội, GS.TS Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế đã gửi lời chúc mừng các thế hệ điều dưỡng Việt Nam qua các thời kỳ, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao vai trò, vị trí của điều dưỡng Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những thành tựu của ngành y tế Việt Nam, trong đó có những thành tựu kỹ thuật cao có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ điều dưỡng. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Hội Điều dưỡng cần xây dựng và phát triển đội ngũ điều dưỡng hội nhập với điều dưỡng thế giới. Đặc biệt với sự đòi hỏi ngày càng cao của người bệnh, đội ngũ điều dưỡng phải không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng ứng xử, giao tiếp của người điều dưỡng. Thứ trưởng cũng đề nghị Hội phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế xây dựng chi phí điều trị của người điều dưỡng, xây dựng chỉ tiêu bác sỹ/điều dưỡng của từng chuyên ngành…
Trải qua 27 năm (1990-2017), Hội Điều dưỡng Việt Nam (ĐDVN) là tổ chức đại diện cho tiếng nói của Điều dưỡng cả nước,với vai trò xúc tác cho quá trình đổi mới và phát triển của chuyên ngành điều dưỡng, Hội ĐDVN đã trở thành một tổ chức đại diện cho tiếng nói của hội viên cả nước và đang vững bước trên con đường thực hiện sứ mệnh: “Vì nghề nghiệp, Vì Hội viên và Vì sức khoẻ cộng đồng”.Hội có mạng lưới bao phủ toàn quốc, có 59/63 tỉnh, thành có chi hội với tổng số hội viên tính đến tháng 10/2017 là 91.619 hội viên.
Hội đã tiên phong và đặt nền móng về Nghiên cứu điều dưỡng; Phát triển hệ thống đào tạo liên tục cho điều dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng thực hiện sứ mệnh chăm sóc người bệnh; Xuất bản ấn phẩm và Tạp chí điều dưỡng Việt Nam; Vận động chính sách phát triển nghề nghiệp… Hội đã tạo được dấu ấn bởi những thành công trong phối hợp với các Vụ, Cục của Bộ Y tế như Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Vụ Tổ chức Cán bộ, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng tham gia xây dựng các chính sách quan trọng như xây dựng Chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam : (2012); Kế hoạch quốc gia tăng cường dịch vụ điều dưỡng – Hộ sinh đến năm 2020;Xây dựng Tiêu chuẩn chăm sóc người bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn; Xây dựng hông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV về Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên Y…;
Hội ĐDVN đã phối hợp với Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam phát động Phong trào thi đua mang tên “Điều dưỡng viên cam kết thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp” với mục tiêu: (1) Triển khai thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên do Hội ĐDVN ban hành sau khi hiệp y với Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam; (2) Tạo khác biệt về văn hóa phục vụ và tính chuyên nghiệp của hội viên.
Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tích cực phối hợp với BYT, Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai thực hiện các phong trào thi đua do ngành Y tế phát động. Đặc biệt triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” do Bộ trưởng Bộ Y tế phát động. Triển khai thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng do Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành.
Hội cũng tích cực hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế như Hội đồng Điều dưỡng quốc tế, Tổ chức quốc tế của Nhật bản (JICA), Trường Đại học Nagasaky của Nhật, Đại học công nghệ Queensland (QUT), Chương trình HIV/AIDS Đại học Y Havard (HAIVN), Chương trình DoD PEPFAR, v.v… Hội ĐDVN đã có những đóng góp trong các diễn đàn điều dưỡng quốc tế và đặc biệt trong 5 năm qua, lãnh đạo hội được ICN mời là thành viên hội đồng chấm abtract các báo cáo nghiên cứu khoa học của ICN mỗi 2 năm lần.
Ghi nhận những đóng góp của Hội Điều dưỡng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tặng Bằng khen cho 6 tập thể, 8 cá nhân; Tổng hội Y học Việt Nam tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 7 cá nhân cho những đóng góp của các cá nhân và tập thể cho sự phát triển của Hội điều dưỡng Việt Nam.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng VN lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022 bầu ra Ban Thường vụ Hội ĐDVN khóa VII (nhiệm kỳ 2017 – 2022) có 29 đồng chí, tăng 05 đồng chí so với khóa VI nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn về yêu cầu, nhiệm vụ công tác hội và có đại diện cho các khu vực, lĩnh vực công tác hội. Lãnh đạo Hội gồm có: 09 (01 chủ tịch, 08 Phó Chủ tịch); 08 Phó Chủ tịch gồm miền Bắc 04, miền Nam 02, miền Trung và Tây Nguyên 02; 01 Tổng thư ký và 20 UVTV phụ trách các Ban công tác và các lĩnh vực hoạt động của TW hội.ThS Phạm Đức Mục tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2020.
Theo Ths Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, trong nhiệm kỳ 2017-2022, Hội Điều dưỡng Việt Nam đặt mục tiêu trở thành tổ chức chuyên nghiệp trong việc vận động xây dựng chính sách nghề nghiệp, đào tạo nâng cao năng lực hội viên và đại diện cho tiếng nói của điều dưỡng Việt Nam. Trong đó có việc duy trì và phát triển hệ thống tổ chức Hội ĐDVN ở các cấp, phát triển thêm các chi hội chuyên khoa và thành lập thêm các pháp nhân thuộc hội.; Tư vấn, xây dựng các chính sách và các chuẩn hành nghề phù hợp với Việt Nam và mang tính hội nhập; Tăng cường năng lực của và các hội thành viên về đào tạo liên tục; Tăng cường năng lực của Hội ĐDVN và các hội thành viên về nghiên cứu điều dưỡng và thực hành dựa vào bằng chứng; Truyền thông tăng cường giáo dục về y đức, vị thế của nghề và người điều dưỡng trong xã hội thông qua đổi mới thái độ – phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh và tính chuyên nghiệp của hội viên điều dưỡng.
Vào ngày 27/10, Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VIII diễn ra với 9 phiên nội dung. Gần 100 báo cáo khoa học sẽ được trình bày tại Hội nghị với nhiều nội dung quan trọng như: Vai trò của người điều dưỡng trong nhóm chăm sóc trước thềm cuộc cách mạng 4.0; Mô hình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm; Thực trạng công tác điều dưỡng và nhiệm vụ trọng tâm 2017-2018; Đào tạo cho điều dưỡng mới; Cơ hội, thách thức và giải pháp trong thực hành điều dưỡng thời kỳ hội nhập…. Hội nghị cũng nghe nhiều báo cáo của các chuyên gia đến từ Hiệp hội các bệnh viện Nhật Bản, Đại học Birmingham, Đại học Nagashaki- Nhật Bản, Đại học Y khoa Nagoya; ….