Thứ Bảy, 15/02/2025 - 19:21
Khi truyền dịch có bọt khí có sao không? Đây chắc hẳn là quan tâm của không ít người, đặc biệt là nhân viên y tế và những người cần phải truyền dịch thường xuyên. Cùng Hội điều dưỡng tìm hiểu nguyên nhân, tác hại, cách xử lý của hiện tượng này trong bài viết sau nhé.
Câu trả lời từ chuyên gia y tế là CÓ. Truyền dịch có bọt khí là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, cần được tránh tuyệt đối khi thực hiện kỹ thuật này.
Cụ thể, bọt khí xuất hiện trong dây truyền dịch có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn và làm thuyên tắc mạch. Tình trạng này khiến dòng máu bị tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, phổi, não.
Hậu quả là gây khó thở hoặc suy hô hấp, trụy tim, nguy cơ ngừng tim, thiếu máu não khiến mất ý thực, chóng mặt, co giật, đột quỵ. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp và cấp cứu kịp thời.
Như đã đề cập ở nội dung “Truyền dịch có bọt khí có sao không?” trên, đây là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bọt khí khi truyền dịch là từ đâu? Thực tế, tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong số đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân chính sau:
Khi tốc độ truyền dịch có thay đổi hay không đều, áp lực dòng chảy sẽ thay đổi và hậu quả là dẫn đến sự hình thành bọt khí.
Một số dung dịch hoặc thuốc khi pha trộn với nhau có thể xuất hiện bọt khí. Điều này đến từ phản ứng hóa học hoặc do thuốc được bảo quản không đúng cách.
Nhân viên y tế quên kéo khóa trước khi cắm dây truyền vào chai có thể khiến không khí bị hút vào dây truyền.
Cơ sở y tế không kiểm tra chất lượng dây truyền và sử dụng dây truyền kém chất lượng, không có van chống khí. Điều này có thể tăng nguy cơ xuất hiện bọt khí trong quá trình truyền dịch.
Đã biết truyền dịch có bọt khí có sao không là có và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến người bệnh, vậy bạn đã biết cách xử lý khi thấy xuất hiện bọt khí chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi nội dung dưới đây để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm với người bệnh nhé.
Trong trường hợp chưa bắt đầu truyền dịch, nếu bạn phát hiện bọt khí trong dây truyền cần xử lý bọt khí ngay. Để loại bỏ bọt khí lúc này, bạn có thể tham khảo các bước sau:
>>>Xem thêm: Nguyên tắc truyền dịch cơ bản nhân viên y tế cần nắm được
Truyền dịch có bọt khí là rất nguy hiểm, vì vậy, bạn cần phải dừng truyền ngay lập tức. Bạn có thể kẹp dây truyền hoặc khóa hệ thống để ngăn bọt khí di chuyển vào cơ thể.
Tiếp đến, kiểm tra vị trí của bọt khí, tiến hành xả dịch để đẩy bọt khí ra khỏi dây truyền. Sau khi đã loại bỏ xong hết các bọt khí, kiểm tra lại một lần nữa và đảm bảo không còn bọt khí trước khi tiếp tục truyền dịch.
Truyền dịch có bọt khí có dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe người bệnh và thậm chí là tử vong. Vì vậy, thay vì để bọt khí xuất hiện và xử lý, mỗi nhân viên y tế cần lưu ý tránh để bọt khí xuất hiện bằng cách:
Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi “truyền dịch có bọt khí có sao không” và những thông tin cơ bản xoay quanh hiện tượng này. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho bản thân đồng thời nắm được nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp hạn chế bọt khí xuất hiện trong dịch truyền.
24-06-2024
Chương trình EPA điều dưỡng 2024 đang xét tuyển ứng viên khóa 13, hạn nộp hồ sơ đến 31/10/2024. Đây là một cơ hội an toàn và hấp dẫn dành cho sinh viên...
22-05-2024
Ngành điều dưỡng không thể thiếu việc phải giao tiếp với bác sĩ và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong quá trình công tác. Vì vậy, giao tiếp điều...
23-12-2024
Việc sở hữu tấm bằng điều dưỡng quốc tế có thể giúp bạn mở rộng hơn cánh cửa nghề nghiệp. Bạn không chỉ làm việc tại các cơ sở y tế trong nước...
21-09-2024
Học điều dưỡng có cần giỏi tiếng Anh không là câu hỏi của rất nhiều sinh viên khi đang theo học ngành này. Thực tế, điều dưỡng viên không có ngoại ngữ...
04-08-2024
Ai là ông tổ ngành y Việt Nam? Ngành Y nước ta đã trải qua hàng ngàn năm từ lúc hình thành và phát triển đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai...