Quy trình điều dưỡng: Cụ thể 5 bước trong quy trình

Thứ hai, 19/08/2024 - 20:49

Có thể hiểu đơn giản, quy trình điều dưỡng là một quy trình gồm nhiều bước được tối ưu trong hoạt động điều dưỡng. Để đảm bảo hiệu quả, an toàn và tính liên tục khi chăm sóc bệnh nhân và hướng đến kết quả chăm sóc bệnh nhân mà mình muốn. 

Quy trình điều dưỡng có vai trò như thế nào? 

  • Công việc chăm sóc người bệnh diễn ra liền mạch và không bỏ sót bất kỳ thao tác nào. 
  • Giúp điều dưỡng viên ý thức rõ hơn về công việc mình làm cũng như có trách nhiệm cao hơn với công việc. Bên cạnh đó, quy trình này cũng giúp người điều dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. 
  • Giúp điều dưỡng trưởng có thể quản lý, đánh giá khả năng, trình độ của điều dưỡng viên dưới quyền quản lý một cách khách quan, chính xác hơn. 
  • Thống kê dễ dàng cơ sở dữ liệu về tình trạng khách khoẻ, mối quan tâm, khả năng quản lý nhu cầu,… của người bệnh.  
Quy trình điều dưỡng có vai trò quan trọng
Quy trình điều dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân

5 bước trong quy trình điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế 

Năm 1958, Ida Jean Orlando là người khởi xướng và các bước trong chăm có người bệnh gồm Assessing (nhận định), Planning (lập kế hoạch), Implementing (thực hiện kế hoạch), Evaluating (đánh giá).

Nhiều năm sau, cùng với sự phát triển của y học, quy trình điều dưỡng đã được bổ sung thêm bước Diagnosing (chẩn đoán). 

Bước 1: Assessing –  Nhận định tình trạng người bệnh 

Bước đầu tiên trong quy trình điều dưỡng là nhận định tình trạng của người bệnh. Điều dưỡng viên cần phải thu thập tất cả thông tin liên quan đến người bị bệnh.

Tiếp đến là tiếp xúc với người bệnh, có thể tiếp xúc với người nhà của bệnh nhân nếu cần thêm thông tin. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng được kế hoạch chăm sóc chuẩn hơn cho từng người bệnh. 

Nhận định tình trạng người bệnh
Nhận định tình trạng người bệnh cần thu thập tất cả thông tin liên quan

>>>Xem thêm: Học thuyết Âm Dương là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực y học 

Nội dung nhận định cần đủ:

  • Nhận định hô hấp: Hô hấp, nhiệt độ, dinh dưỡng, bài tiết, dấu hiệu và triệu chứng bệnh,…
  • Nhận định tâm thần cảm xúc: Sự phản hồi bằng lời, cử chỉ, khả năng tư duy, hiểu biết,..
  • Nhận định về kinh tế – văn hoá – xã hội: Trình độ văn hoá, hiểu biết xã hội, ảnh hưởng của văn hoá đến người bệnh,..
  • Nhận định môi trường người bệnh: Điều kiện sống, điều kiện làm việc, khả năng phòng ngừa,.. 

Nguồn thông tin này được chia thành 2 loại là thông tin chủ quan và thông tin khách quan. 

Bước 2: Diagnosing – Chẩn đoán điều dưỡng 

Từ những dữ liệu đã được thu thập trên, điều dưỡng viên đưa ra những phân tích đánh giá cho riêng mình.

Đánh giá dựa trên cơ sở khoa học, kiến thức và kinh nghiệm của người điều dưỡng. Hoạt động này gọi là chẩn đoán điều dưỡng và cần tuân theo công thức: 

Chẩn đoán điều dưỡng = Vấn đề người bệnh mắc phải + Nguyên nhân (nếu có).

Những chẩn đoán được đưa ra phải ngắn gọn, xúc tích, cụ thể và liên quan trực tiếp đến tình trạng người bệnh gặp phải.

Chẩn đoán cùng một bệnh nhân có thể khác nhau ở những thời điểm khác nhau và thường khác nhau ở mỗi người bệnh. 

Chẩn đoán điều dưỡng không phải chẩn đoán y khoa và mục đích là để bổ sung cho điều trị. 

Bước 3: Planning – Lập kế hoạch điều dưỡng 

Bước kế tiếp trong quy trình điều dưỡng là lập kế hoạch để chăm sóc bệnh nhân. Bản kế hoạch phải đầy đủ mục tiêu, hoạt động, công việc của mỗi người để cá nhân hoá hoạt động điều dưỡng.

3 bước để lập kế hoạch điều dưỡng là:

  • Thiết lập vấn đề cần ưu tiên: Những vấn đề liên quan đến sự sống còn của bệnh nhân cần phải được ưu tiên hàng đầu. Tiếp đó là làm thế nào để bệnh nhân không bị di chứng sau quá trình điều trị. 
  • Thành lập mục tiêu: Mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được và có mốc thời gian chi tiết. 
  • Kế hoạch chăm sóc: Cá nhân hoá theo từng người bệnh cụ thể và trình bày khoa học để bất kỳ điều dưỡng viên nào có thể hiểu và áp dụng. 
Kế hoạch điều dưỡng cần cụ thể, cá nhân hoá
Kế hoạch điều dưỡng cần cụ thể, cá nhân hoá, có mục tiêu rõ ràng

Bước 4: Implementing – Thực hiện kế hoạch điều dưỡng 

Sau khi có bản kế hoạch chi tiết, điều dưỡng viên và cá nhân liên quan có thể bắt đầu công tác chăm sóc người bệnh. Nhiệm vụ cụ thể là:

  • Nhận định tình trạng người bệnh: Điều dưỡng viên cần xem xét và đánh giá người bệnh liên tục để không bỏ lỡ những thay đổi quan trọng. 
  • Xem xét và có thể sửa đổi kế hoạch nếu cần: Bản kế hoạch có thể chỉnh sửa để phù hợp hơn với tình trạng của người bệnh cũng như đảm bảo hiệu quả chăm sóc. 
  • Phối hợp với đồng nghiệp: Để công việc được hoàn thành tốt hơn, điều dưỡng viên cần giao tiếp cũng như phối hợp với đồng nghiệp và các cá nhân liên quan. 
  • Can thiệp điều dưỡng: Tuỳ vào nhiệm vụ ở bảng phân công, điều dưỡng viên thực hiện can thiệp chủ động, bị động hay phục thuộc lẫn nhau. 
Điều dưỡng viên thực hiện kế hoạch điều dưỡng
Điều dưỡng viên thực hiện kế hoạch điều dưỡng đã được lập

Bước 5: Evaluating – Đưa ra đánh giá 

Bước cuối cùng trong quy trình điều dưỡng là đưa ra đánh giá. Bước này được thực hiện để đo lường sự đáp ứng của người bệnh với hoạt động chăm sóc điều dưỡng đã được tiếp nhận.

Từ đó, điều dưỡng viên tinh chỉnh để tối ưu hoá quy trình này tại cơ sở y tế. 

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết quy trình điều dưỡng là gì cũng như các bước cụ thể của quy trình này. Hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của bản thân cũng như trang bị cho mình thêm những kiến thức quan trọng và áp dụng vào công việc. Truy cập vào trang web Hội điều dưỡng để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới, thú vị hơn về lĩnh vực Y Dược nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều dưỡng chuyên khoa 1: Tổng hợp thông tin từ A-Z
Điều dưỡng chuyên khoa 1: Tổng hợp thông tin từ A-Z

26-08-2024

Điều dưỡng chuyên khoa 1 là một loại hình thức đào tạo sau đại học. Dành cho sinh viên điều dưỡng muốn năng cao tay nghề, bằng cấp. Chương trình đào...

Ai là ông tổ ngành y Việt Nam? Thành tựu nổi bật của ông?
Ai là ông tổ ngành y Việt Nam? Thành tựu nổi bật của ông?

04-08-2024

Ai là ông tổ ngành y Việt Nam? Ngành Y nước ta đã trải qua hàng ngàn năm từ lúc hình thành và phát triển đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai...

Ngành Dược thi khối nào? Ngành Dược lấy bao nhiêu điểm? 
Ngành Dược thi khối nào? Ngành Dược lấy bao nhiêu điểm? 

09-07-2024

Ngành Dược thi khối nào là một trong những câu hỏi nhận được nhiều quan tâm từ các bạn học sinh, đặc biệt là những bạn có ước mơ làm dược sĩ. Vì...

Tổng hợp 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho sinh viên 
Tổng hợp 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho sinh viên 

07-07-2024

55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản được coi là kiến thức căn bản mà mọi sinh viên ngành điều dưỡng cần nắm được nếu muốn làm nghề. Cùng Hội điều...

Bác sĩ điều dưỡng học mấy năm? Làm gì sau khi tốt nghiệp? 
Bác sĩ điều dưỡng học mấy năm? Làm gì sau khi tốt nghiệp? 

07-07-2024

Bác sĩ điều dưỡng học mấy năm? Điều kiện để sinh viên điều dưỡng học liên thông lên bác sĩ là gì? Sau khi tốt nghiệp làm gì? Nên học ở cơ sở đào...