Các quy trình điều dưỡng cơ bản đúng – chuẩn theo quy định 

Thứ tư, 12/06/2024 - 11:05

Các quy trình điều dưỡng cơ bản là một quá trình gồm nhiều bước người điều dưỡng phải thực hiện trong hoạt động chăm sóc người bệnh. Dễ hiểu hơn đây là một loạt hoạt động theo kế hoạch đã được lập trình sẵn. Hướng đến một kết quả chăm sóc riêng biệt. Tìm hiểu chi tiết quy trình này trong bài viết sau. 

Tầm quan trọng của các quy trình điều dưỡng cơ bản 

Quy trình điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công việc chăm sóc người bệnh: 

  • Quy trình Điều dưỡng là kim chỉ nam giúp mọi hoạt động của Điều dưỡng viên diễn ra liên tục, không sót thao tác. 
  • Giúp Điều dưỡng viên ý thức được việc mình cần làm và có trách nhiệm cao hơn với nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các quy trình điều dưỡng cơ bản cũng giúp điều dưỡng viên trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ.
  • Hỗ trợ người mới thực tập, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng có thể tham gia chăm sóc bệnh nhân. 
  • Thống kê dễ dàng hơn nền tảng cơ sở dữ liệu khách hàng về tình trạng sức khoẻ, phản ứng, mối quan tâm,… Đồng thời giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm hơn trong quá trình trị liệu. 
  • Bảo vệ người điều dưỡng nếu có tranh chấp pháp lý xảy ra. 
Tầm quan trọng của các quy trình điều dưỡng 
Tầm quan trọng của các quy trình điều dưỡng

Các quy trình điều dưỡng cơ bản chuẩn theo quy định 

Tham khảo ngay chi tiết 5 bước trong quy trình điều dưỡng trong nội dung dưới đây nhé. 

Nhận định tình trạng 

Bước đầu tiên trong các quy trình điều dưỡng cơ bản là nhận định tình trạng bệnh nhân qua thao tác đánh giá, thẩm định, ghi chép. Nội dung nhận định phải đầy đủ các thông tin sau:

  • Nhận định thực thể: Nhiệt độ cơ thể, hô hấp, dinh dưỡng, các triệu chứng bệnh, vận động, nghe, nhìn, nói, các bệnh mắc phải trước kia, bệnh hiện tại, các yếu tố nguy cơ,… 
  • Nhận định tâm thần cảm xúc: Cử chỉ, khả năng tư duy,  sự chú ý, sự đáp lại bằng lời, hiểu biết về bệnh tật,…
  • Nhận định tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội: Trình độ văn hoá như thế nào, sự hiểu biết xã hội, ảnh hưởng văn hoá đến người bệnh,…
  • Nhận định môi trường: Điều kiện sống, làm việc của người bệnh, khả năng phòng ngừa,…

Nguồn thông tin này được phân chia thành hai loại là thông tin khách quan & thông tin chủ quan.

Và có thể được thu thập qua chính người bệnh, gia đình, người thân hoặc thông qua việc khám thực thể người bệnh. Dữ liệu có ý nghĩa quan trọng cho việc chẩn đoán, lập kế hoạch, điều trị,… sau này. 

Nhận định tình trạng người bệnh là bước đầu trong quy trình điều dưỡng
Nhận định tình trạng người bệnh là bước đầu trong quy trình điều dưỡng

Chẩn đoán điều trị 

Từ những dữ liệu thu thập được ở bước nhận định trên, người điều dưỡng phải đưa ra được các chẩn đoán điều dưỡng.

Gồm các vấn đề hiện tại hay tiềm tàng của bệnh nhân mà cần sự can thiệp của điều dưỡng để giải quyết, nguyên nhân của nó (nếu biết được).

Công thức chẩn đoán Điều dưỡng: Chẩn đoán Điều dưỡng = Vấn đề của người bệnh + Nguyên nhân gây bệnh (nếu có). 

Bước chẩn đoán điều dưỡng là một bước quan trọng trong các quy trình điều dưỡng cơ bản. Dữ liệu này phải ngắn gọn, cụ thể, chính xác dựa trên sự việc có thật liên quan đến vấn đề/ thông tin của người bệnh. 

Chẩn đoán có thể thay đổi tuỳ vào thời điểm, trạng thái của người bệnh và thường không giống nhau ở mỗi người bệnh. 

Lập kế hoạch điều dưỡng 

Bản kế hoạch này cung cấp đầy đủ mục tiêu, hoạt động phân chia công việc theo từng cá nhân. 3 bước để hoàn thiện kế hoạch bao gồm:

  • Thiết lập vấn đề ưu tiên: Xem xét các khía cạnh như nhu cầu cơ bản, ý kiến người bệnh, xác định chẩn đoán nào nguy hiểm,…
  • Thành lập mục tiêu: Cần cụ thể và đo lường được và có mốc thời gian chi tiết. 
  • Kế hoạch chăm sóc: Cụ thể theo từng người bệnh, sẵn có và trình bày khoa học để ai cũng có thể dùng. 
Kế hoạch điều dưỡng cung cấp mục tiêu, hoạt động công việc cho từng cá nhân 
Kế hoạch điều dưỡng cung cấp mục tiêu, hoạt động công việc cho từng cá nhân

Thực hiện kế hoạch 

Bước tiếp theo trong các quy trình điều dưỡng cơ bản là thực hiện chăm sóc bệnh nhân trên bản kế hoạch trước đó. Điều dưỡng viên sẽ thực hiện hoạt động:

  • Nhận định lại bệnh nhân: Xem xét & đánh giá lại tình trạng người bệnh. 
  • Xem xét và sửa đổi kế hoạch: Tình trạng bệnh nhân có thể thay đổi, vì vậy, kế hoạch phải tinh chỉnh để phù hợp. 
  • Phối hợp, giao tiếp: Để tối ưu hoá hiệu quả làm việc, điều dưỡng viên và cá nhân liên quan cần giao tiếp và phối hợp với nhau. 

Bên cạnh đó, can thiệp điều dưỡng cũng là hoạt động quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bệnh nhân. Tuỳ vào tình huống mà điều dưỡng viên sẽ phải thực hiện can thiệp tương ứng. 

Đưa ra đánh giá 

Bước cuối cùng để khép lại các quy trình điều dưỡng cơ bản là đưa ra đánh giá. Đo lường sự đáp ứng của bệnh nhân với hoạt động chăm sóc được tiếp nhận.

Từ đó, có những thay đổi tinh chỉnh để góp phần tối ưu hoá quy trình điều dưỡng tại cơ sở y tế. 

Bước cuối cùng của quy trình điều dưỡng là đưa ra đánh giá 
Bước cuối cùng của quy trình điều dưỡng là đưa ra đánh giá

Lời kết

Trên đây là các quy trình điều dưỡng cơ bản theo quy định của Bộ Y tế được chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bản thân. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội Điều dưỡng làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới và Jica
Hội Điều dưỡng làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới và Jica

06-05-2024

Sáng ngày 26 tháng 2 năm 2020, Đoàn đại biểu của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Jica đã đến thăm và làm việc với Lãnh đạo Hội Điều dưỡng Việt...

Bên trong căn phòng không bệnh nhân COVID-19 nào muốn vào, nhân viên y tế “không dám xao nhãng vì sợ đổi bằng tính mạng người bệnh”
Bên trong căn phòng không bệnh nhân COVID-19 nào muốn vào, nhân viên y tế “không dám xao nhãng vì sợ đổi bằng tính mạng người bệnh”

06-05-2024

Đối với Cử nhân Điều dưỡng Bùi Kim Thư – Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (hiện đang làm việc tại Trung tâm hồi sức COVID-19),...

Vai trò của Hội Điều dưỡng Việt Nam và các hội thành viên trong việc Tư vấn và phản biện chính sách y tế trong bối cảnh đổi mới
Vai trò của Hội Điều dưỡng Việt Nam và các hội thành viên trong việc Tư vấn và phản biện chính sách y tế trong bối cảnh đổi mới

06-05-2024

Văn phòng Trung ương Hội xin gửi đến các anh/chị Bài giảng: “Vài trò của Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam và các hội thành viên trong việc Tư vấn và phản...

[Cập nhật]Poster truyền thông phòng chống Covid-19
[Cập nhật]Poster truyền thông phòng chống Covid-19

06-05-2024

Để góp phần cùng Chính phủ, ngành y tế và toàn xã hội chung tay chiến thắng đại dịch COVID-19, Văn phòng Hội Điều dưỡng Việt Nam và Trung tâm Tư vấn &...

Tài liệu Nghiên cứu Điều dưỡng
Tài liệu Nghiên cứu Điều dưỡng

06-05-2024

Cuốn sách Nghiên cứu Điều dưỡng do Ths Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam biên soạn. Cuốn sách cung cấp những kiến thức và kỹ năng...