Các huyệt sau gáy: Tên, vị trí, cách bấm huyệt, tác dụng 

Thứ tư, 28/08/2024 - 10:04

Nắm được các huyệt sau gáy và cách bấm huyệt có thể giúp bạn cải thiện các cơn đau do bệnh đau vai gáy gây ra. Đau vai gáy là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều người, nhất là người hay ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng,.. Cùng Hội điều dưỡng tìm hiểu chi tiết thông tin về các huyệt này trong bài viết sau. 

Tổng hợp 6 huyệt sau gáy bạn nên biết 

Cơ thể mỗi người có đến 108 huyệt vị, nếu không nắm được vị trí huyệt rất có thể bấm vào “tử huyệt”.

Các huyệt sau gánh đóng vai trò vô cùng quan trọng, điều khiển nhiều hoạt động của cơ thể. Nắm rõ các huyệt vị này sẽ giúp bạn có thể điều trị được bệnh. 

Huyệt a thị  (thiên ứng huyệt) 

Huyệt a thị hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác là thiên ứng huyệt, áp thống điểm, bất định huyệt. 

Huyệt không có vị trí rõ ràng như các huyệt khác. Chỉ có thể xác định được huyệt thông qua cảm giác đau của người bệnh khi xoa, bóp vùng sau cổ.

Để nắm được vị trí chính xác của huyệt này, bạn dùng tay ấn nhẹ lên các huyệt sau gáy nhẹ nhàng, vị trí xoa bóp gây đau nhất là huyệt a thị. 

Lúc này, bạn lấy tay bấm điểm đau với lực đạo từ nhẹ đến hơi mạnh, theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 – 3 phút để đả thông kinh huyệt bị tắc. Từ đó, chứng đau nhức cổ gáy cũng sẽ giảm rõ rệt. 

Huyệt sau gáy: Huyệt thiên trụ 

Huyệt thiên trụ có vị trí nằm ở phía sau gáy, ngay dưới hộp sọ và có hình giống 2 cây cột đối xứng với nhau qua hõm sau gáy.

Vị trí của huyệt rất dễ để nhận biết, đồng thời có nhiều công dụng nên thường được ưu tiên để bấm huyệt.

Theo đó, bấm huyệt thiên trụ có tác dụng giảm căng cơ, đau cổ vai gáy, giảm nhức mỏi mắt, nghẹt mũi do bị viêm xoang, cảm cúm hay đau tai,… 

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin việc ngành dược sĩ đúng chuẩn, chuyên nghiệp

Huyệt thiên trụ
Huyệt thiên trụ nằm ngay phía sau gáy

Huyệt sau gáy: Huyệt phong trì 

Huyệt phong trì nằm ở hõm trong của điểm lõm sau mang tai. Cách xác định vị trí của huyệt đạo này là bạn tìm ra chuẩn xác vị trí của huyệt thiên trì.

Sau đó, tìm đến hõm trong của điểm lõm sau gáy, ngay sát đó chính là huyệt phong trì. 

Huyệt vị này khi được xoa bóp sẽ giúp kích thích tuần hoàn màu, làm tăng chức năng vận động của dây thần kinh và não bộ. Các cơ sau khi được tiếp thêm máu sẽ trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn. 

Ngoài ra, day bấm huyệt phong trì cũng giúp xoa dịu tình trạng hoa mắt chóng mặt, dây thần kinh số 5 bị đau. Làm giảm triệu chứng của bệnh yếu cơ vai và rối loạn tiền đình thường thấy ở người cao tuổi. 

Huyệt sau gáy: Huyệt kiên tỉnh 

Huyệt đạo này có vị trí cách rất xa so với các huyệt vị còn lại. Nằm ở trên vai, từ mỏm gai đốt sống cổ 7 đến chỗ hõm mỏm cùng vai kẻ 1 đường thẳng. Điểm giữa của đường thẳng chính là vị trí chính xác của huyệt Kiên tỉnh. 

Đây là một trong những huyệt vị được nhắc đến đầu tiên với công dụng trị chứng đau đầu, cổ, vai, gáy, cứng khớp cổ, sưng hạch ở cổ và nhồi máu cơ não. 

 huyệt kiên tỉnh
Vị trí chi tiết của huyệt kiên tỉnh

Huyệt sau gáy: Huyệt kiên trung du 

Huyệt kiên trung du có vị trí ở dưới đốt sống cổ thứ 7, nếu đo từ ngoài bả vai vào sẽ thấy cách khoảng 2 thốn.

Do nằm ở trên đường động mạch nối từ bàn tay qua vai gáy, nối liền đến não. Vì vậy, huyệt có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý tê tay, đau nhức tay, đau vai. 

Huyệt sau gáy: Huyệt đại chuỳ  

Huyệt đại chùy nằm ngay ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ 7. Việc xoa bóp huyệt đại trì giúp giảm các triệu chứng đau đầu, căng cứng vai, gáy, cổ, lưng.

Đồng thời, huyệt còn giúp giảm bớt các căn bệnh như cảm cúm, mệt mỏi, ho, đau sườn, tức ngực, nhiều đờm dãi, phế quản tiết ứ dịch,..

huyệt đại trì
Xoa bóp huyệt đại trì giúp giảm đau đầu, căng cứng vai, gáy, cổ, mệt mỏi, ho,…

Cách bấm các huyệt sau gáy chữa đau vai gáy an toàn 

Như đã đề cập chi tiết ở nội dung trên, việc bấm đúng, chuẩn các huyệt sau gáy mang đến rất nhiều công dụng cho cơ thể. Vậy bạn đã biết cách bấm huyệt chưa? Nếu chưa thì đọc ngay các hướng dẫn dưới đây nhé. 

  • Bước 1: Dùng bàn tay chà nhẹ lên vùng sau gáy liên tục theo chiều ngang. 
  • Bước 2: Sử dụng 2 ngón tay cái ấn vào vùng cổ, lên xuống theo đường vòng cung. 
  • Bước 3: Sử dụng tay day theo chuyển động tròn khắp vùng sau gáy trong vòng 5 phút. 
  • Bước 4: Nắn bóp từ cổ sang 2 vai theo chiều ngang một cách chậm rãi và từ từ. 
  • Bước 5: Bấm huyệt phong trì khoảng 30s. 
  • Bước 6: Bấm huyệt đại chuỳ khoảng 30 s. 
  • Bước 7: Day huyệt đốc du cách khe đốt sống lưng D6, D7 khoảng 2,5 cm.
cách bấm huyệt giúp chữa đau vai gáy  
Hướng dẫn cách bấm huyệt giúp chữa đau vai gáy

Lời kết

Tên đây là vị trí và công dụng của các huyệt sau gáy bạn nên nắm được để cải thiện sức khỏe bản thân. Việc nắm được vị trí của các huyệt vị này và bấm chuẩn kỹ thuật sẽ khá tốn thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn có thể làm được và thực hành với cơ thể, chắc chắn sẽ thấy tình trạng đau nhức mỏi vai gáy giảm đi rõ rệt.  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trường tư là gì? Tất tần tật thông tin về trường tư
Trường tư là gì? Tất tần tật thông tin về trường tư

09-11-2024

Trường tư là gì?  Trong quá trình tìm hiểu trường học cho con, chắc hẳn rất nhiều phụ huynh đã nghe đến từ này bên cạnh cụm từ trường công lập. Vậy...

Cao đẳng điều dưỡng nha khoa: Lối đi của nhiều sinh viên
Cao đẳng điều dưỡng nha khoa: Lối đi của nhiều sinh viên

06-07-2024

Cao đẳng điều dưỡng nha khoa là lối đi được nhiều sinh viên đã tốt nghiệp nhóm ngành sức khỏe lựa chọn. Tìm hiểu tất tần tật thông tin về chương...

Top 6+ trường cao đẳng điều dưỡng Hồ Chí Minh tốt nhất 
Top 6+ trường cao đẳng điều dưỡng Hồ Chí Minh tốt nhất 

06-07-2024

Các trường cao đẳng điều dưỡng Hồ Chí Minh chất lượng vẫn luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhất mỗi mùa “chọn nghề”. Bài viết của...

Chương trình EPA điều dưỡng 2024: Cơ hội cho SV điều dưỡng
Chương trình EPA điều dưỡng 2024: Cơ hội cho SV điều dưỡng

24-06-2024

Chương trình EPA điều dưỡng 2024 đang xét tuyển ứng viên khóa 13, hạn nộp hồ sơ đến 31/10/2024. Đây là một cơ hội an toàn và hấp dẫn dành cho sinh viên...

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng & 4 điều cần nắm được  
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng & 4 điều cần nắm được  

29-07-2024

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là văn bản mà bất kỳ ai muốn trở thành điều dưỡng viên chính thức cũng cần phải có. Thông tin về điều kiện, quy...