Thứ Hai, 24/02/2025 - 15:47
Thực hiện kỹ thuật cầm máu tạm thời là điều vô cùng cần thiết khi cơ thể có vết thương để hạn chế mất máu và cứu sống tính mạng người bị thương. Cùng Hội điều dưỡng tìm hiểu 4 kỹ thuật phổ biến và lưu ý khi thực hiện các kỹ thuật này trong bài viết sau.
Cầm máu tạm thời là kỹ thuật y tế quan trọng được sử dụng để hạn chế tình trạng chảy máu, mất máu và cứu sống tính mạng người bị thương trước khi đến bệnh viện.
Kỹ thuật này dựa trên cơ sở là tạo áp lực tạm thời lên mạch máu để hình thành cục máu đông. Cầm máu tạm thời thường áp dụng khi người bị thương chảy nhiều máu và không có phương tiện y tế chuyên nghiệp.
Kỹ thuật này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, thể hiện qua một số khía cạnh sau:
>>>Xem thêm: Thuốc kê đơn là gì? Ưu, nhược điểm và lưu ý khi sử dụng
Dưới dây là 4 kỹ thuật và cách thực hiện, cùng đọc và tìm hiểu.
Để thực hiện kỹ thuật cầm máu tạm thời bằng băng ép, bạn sẽ ép trực tiếp băng y tế hoặc vải sạch (khăn tay, khăn tắm,…) lên trên vết thương.
Sau đó, băng theo hình vòng xoắn hoặc số 8 tương đối chặt. Kỹ thuật này có thể được áp dụng với tất cả các vết thương mà không cần lo tai biến.
Băng nút sử dụng thêm một bấc gạc để nhét vào vị trí bị thương. Nút nhét chặt thì sức ép lên vết thương càng lớn và càng đạt hiệu quả cầm máu nhanh. Kỹ thuật này thường được áp dụng với vùng vết thương chảy máu động mạch ở sâu hoặc các vùng đặt biệt như cổ,…
Kỹ thuật cầm máu tạm thời này khá đơn giản và tự người bị thương cũng có thể làm. Cơ chế hoạt động của kỹ thuật gấp chi tối đa là gấp các động mạch lại, đè ép trực tiếp với khối cơ xung quanh để máu ngừng chảy.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, phương pháp này không thể thực hiện khi có tổn thương gãy xương và chỉ là biện pháp rất tạm thời, phải làm ngay khi bị thương và sẽ cần bổ sung bằng các biện pháp khác.
Mỗi vị trí bị thương sẽ đi kèm với các cách thức thực hiện khác nhau:
Kỹ thuật cầm máu tạm thời này mang đến hiệu quả tương đối tốt mà ít gây đau đớn hay rối loạn tuần hoàn các chi. Vì vậy, nó cũng thường xuyên được áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả tối đa khi được thực hiện bởi những người có chuyên môn và sẽ rất mỏi khi thực hiện.
Bên cạnh đó, thời gian ấn động mạch cũng là một yếu tố cần chú ý. Kỹ thuật cần phải xử lý khẩn trương và nhanh chóng.
Theo đó, người thực hiện cầm máu sẽ sử dụng ngón tay đè chặn vào động mạch trên đường máu đi từ tim đến vết thương. Điều này giúp động mạch bị ép chặt giữa nền xương với lực của ngón tay. Thao tác thực hiện kỹ thuật này có thể dụng 1, 2 hoặc toàn bộ ngón tay.
Để thực hiện kỹ thuật cầm máu hiệu quả và an toàn, người bị thương và người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật cầm máu tạm thời và các lưu ý khi thực hiện. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, hãy theo dõi Hội điều dưỡng để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
07-04-2025
Điều dưỡng răng hàm mặt (điều dưỡng nha khoa) có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nha khoa, không chỉ hỗ trợ bác sĩ trong quá trình khám và điều trị mà còn...
23-03-2025
Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền là hệ thống các bước chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh dựa trên nguyên lý YHCT như ngũ hành, cân bằng âm dương, khí...
06-05-2024
CV 1059 thanh lap CNCS – 2007 QD thanh lap CNCS
06-05-2024
Văn phòng Hội Điều dưỡng Việt Nam xin gửi đến quý thầy/cô, anh/chị các văn bản của Bộ Y tế về Kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng ngừa chuẩn (1) Thông tư...
06-05-2024
Nằm trong chuỗi hoạt động Hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 – 26/10/2020). Ngày 10/10/2020 Sở Y tế Hà Tĩnh tổ...