Thuốc kháng sinh Vancomycin: Tác dụng, cách dùng

Thứ Năm, 27/02/2025 - 16:47

Thuốc kháng sinh Vancomycin là một trong những loại kháng sinh mạnh, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải kiểm soát chặt chẽ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng loại thuốc này trong bài viết sau của Hội điều dưỡng

Thuốc kháng sinh Vancomycin là thuốc gì? 

Vancomycin là một loại thuốc kháng sinh glycopeptide được phân lập lần đầu vào năm 1953. Đây là một chất kháng khuẩn tự nhiên tạo ra bởi vi khuẩn đất  Amycolatopsis Orientalis.

Vancomycin được chấp nhận sử dụng vào năm 1958 và nhanh chóng trở thành một trong các loại kháng sinh phổ biến nhất trong điều trị các loài Staphylococcus kháng penicillin. 

Tìm hiểu Tìm hiểu tổng quan về thuốc kháng sinh Vancomycin
Tìm hiểu tổng quan về thuốc kháng sinh Vancomycin

Hiện nay, dạng điều chế và hàm lượng của Vancomycin khá đa dạng, gồm: 

  • Dạng viên nang: Hàm lượng 125mg, 250mg.
  • Dạng bột tinh khiết đông khô pha tiêm: Hàm lượng 500mg hoặc 750mg hoặc 1000mg.
  • Dạng dung dịch pha trong Glucose 5% để truyền tĩnh mạch: Hàm lượng 500mg/100ml hoặc 750mg/100ml hoặc 1000mg/200ml (bảo quản đông lạnh).

Tác dụng chính của thuốc kháng sinh Vancomycin

Vancomycin chủ yếu có tác dụng diệt khuẩn với hầu hết các vi khuẩn gram dương ưa khí và kỵ khí, bao gồm: Tụ khí, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, một số chủng Streptococcus nhóm B. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cách dùng và liều dùng phù hợp nhất. 

Trường hợp chỉ định và chống chỉ định sử dụng Vancomycin

Thuốc kháng sinh Vancomycin có vai trò cực kỳ quan trọng trong phác đồ điều trị của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng cũng như tuân thủ chặt chẽ các trường hợp chỉ định và chống chỉ định để đảm bảo an toàn cho người bệnh tối đa. Vậy trường hợp nào nên sử dụng Vancomycin, trường hợp nào không nên sử dụng? 

Chỉ định thuốc kháng sinh Vancomycin

Vancomycin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây: 

  • Người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi tụ cầu, vi khuẩn gram sử dụng các loại kháng sinh thông thường không đáp ứng điều trị. 
  • Người bị nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng Methicillin (MRSA) trong trường hợp bị áp xe não, viêm màng não, viêm phúc mạc, nhiễm khuaamr máu. 
  • Sử dụng độc lập hoặc kết hợp cùng một số loại kháng sinh khác trong quá trình điều trị, phòng ngừa tình trạng viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn khi phẫu thuật, suy giảm hệ miễn dịch. 
  • Vancomycin dạng dung dịch được sử dụng trong điều trị bệnh viêm đại tràng do Clostridium difficile gây ra. 
  • Được sử dụng để kết hợp cùng các loại thuốc khác như Gentamicin, Aminoglycosid khác, hoặc với Rifampicin.
chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh Vancomycin
Trường hợp chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh Vancomycin

Trường hợp chống chỉ định sử dụng Vancomycin 

Vancomycin có thể gây ra một số phản ứng phụ, dị ứng cho người dùng. Trường hợp chống chỉ định của loại thuốc này gồm người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Ngoài ra, thuốc này cũng sẽ không được dùng theo đường tiêm bắp để tránh bị hoại tử tại vùng tiêm. 

Cách dùng thuốc kháng sinh Vancomycin 

Tùy thuộc vào dạng điều chế đã đề cập ở trên, Vancomycin sẽ được dùng theo các cách thức chủ yếu sau: 

  • Dùng theo đường tiêm;
  • Truyền tĩnh mạch;
  • Dùng theo đường uống.

Liều dùng cho người trưởng thành, chức năng gan thận bình thường là 500mg/ lần (6 tiếng dùng 1 lần) hoặc 1g/ lần (12 tiếng dùng 1 lần). 

Với trẻ nhỏ, có thể dùng theo dạng tiêm với liều lượng 10mg/kg, 2 lần dùng cách nhau tối thiểu 6 tiếng. Liều dùng tối đa trong một ngày không được quá 2g.

Cách dùng thuốc kháng sinh Vancomycin
Cách dùng thuốc kháng sinh Vancomycin

>>>Xem thêm: Thuốc generic và thuốc biệt dược: Phân biệt hai loại thuốc 

Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Vancomycin 

Tương tự như các loại thuốc khác trên thị trường hiện nay, thuốc kháng sinh Vancomycin có thể gây ra một hoặc nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một số tác dụng phụ phổ biến mà người bệnh thường gặp phải là: 

  • Tụt huyết áp, mặt hoặc tay chân nóng đỏ do sự giải phóng Histamin sau truyền thuốc; 
  • Vùng da cổ, ngực, tay, chân, mặt nổi mẩn đỏ hoặc phát ban. Triệu chứng này thường hết sau khi ngừng truyền thuốc;
  • Cơ thể sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh;
  • Viêm tĩnh mạch;

Trong một số trường hợp, người sử dụng thuốc sẽ gặp phải các tác dụng phụ hiếm gặp hơn, thuốc hệ thống phản ứng dị ứng nặng. Thậm chí, người bệnh có thể bị suy thận, thính giác, viêm mạch, viêm đại tràng giả mạc,… 

5+ lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh Vancomycin 

Vancomycin như một loại kháng sinh chủ yếu cho người bệnh đang trong quá trình điều trị tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn trọng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh, hạn chế tối đa tác dụng phụ: 

  • Vancomycin rất có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác: Amphotericin B, Aminoglycosid, Dexamethason,… Vì vậy, nếu bệnh nhân đang sử dụng thực phẩm chức năng hoặc bất kỳ loại thuốc gì khác, cần thông báo cho bác sĩ điều trị để tránh việc các dược liệu tương tác với nhau. 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh Vancomycin mà chưa có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
  • Trường hợp dùng thuốc theo đường uống nhưng quên uống, bạn không cần bổ sung liều vừa quên để tránh tác dụng của thuốc mạnh tác động vào cơ thể. Đặc biệt lưu ý không gộp uống 2 liều Vancomycin cùng lúc hoặc quá gần như, tránh rủi ro không mong muốn.
  • Sau khi dùng thuốc hãy chú ý đến phản ứng của cơ thể, nếu có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ, nhân viên y tế để được hỗ trợ xử lý sớm. 
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú muốn sử dụng Vancomycin nhất định phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước. 
lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh Vancomycin
5+ điều cần lưu ý khi sử dụng Vancomycin

Lời kết 

Thuốc kháng sinh Vancomycin là một loại thuốc quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, việc sử dụng sản phẩm này cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, chú ý theo dõi tình trạng cơ thể để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Góc khuất ngành Dược nhiều khía cạnh có thể bạn chưa biết 
Góc khuất ngành Dược nhiều khía cạnh có thể bạn chưa biết 

01-04-2025

Góc khuất ngành Dược là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số khía cạnh ít người...

Những điều dưỡng tận tụy, hi sinh thầm lặng vì người bệnh
Những điều dưỡng tận tụy, hi sinh thầm lặng vì người bệnh

06-05-2024

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, họ ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực...

Hội nghị nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng và tổng kết trao giải các cuộc thi lĩnh vực điều dưỡng – Hội Điều dưỡng tỉnh Hà Tĩnh
Hội nghị nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng và tổng kết trao giải các cuộc thi lĩnh vực điều dưỡng – Hội Điều dưỡng tỉnh Hà Tĩnh

06-05-2024

Nằm trong chuỗi hoạt động Hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 – 26/10/2020). Ngày 10/10/2020  Sở Y tế Hà Tĩnh tổ...

Đại hội Đại biểu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa  lần thứ II và Hội nghị khoa học Điều dưỡng Ngoại khoa VN lần III
Đại hội Đại biểu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa lần thứ II và Hội nghị khoa học Điều dưỡng Ngoại khoa VN lần III

06-05-2024

Ngày 30/8/2019, Chi hội Điều dưỡng Ngoại khoa  đã tổ chức Đại hội Đại biểu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa lần thứ II và Hội nghị khoa học Điều...

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng VN lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022 và Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VIII
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng VN lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022 và Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VIII

06-05-2024

Ngày 26/10, đúng ngày kỷ niệm thành lập, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng VN lần thứ VII nhiệm kỳ...