12 nhiệm vụ của điều dưỡng viên chi tiết và đầy đủ nhất 

Thứ tư, 04/09/2024 - 20:34

Nhiệm vụ của điều dưỡng là gì? Họ được coi như mắt xích quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, giúp người bệnh điều trị và phục hồi bệnh sau chẩn đoán. Cụ thể hơn, Hoidieuduong xin mời bạn tham khảo 12 nhiệm vụ của người điều dưỡng do Bộ Y tế đề ra được chúng tôi tổng hợp ngày sau đây. 

Nhiệm vụ của điều dưỡng chi tiết từ A – Z 

Nội dung sau đây được chúng tôi tổng hợp dựa trên Thông tư 07/2011/TT-BYT. Cụ thể, nhiệm vụ của điều dưỡng viên là:

Đưa ra lời tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ 

Đây là nhiệm vụ đầu thuộc 12 nhiệm vụ của điều dưỡng. Khi đến thăm khám hay nhập viện, người bệnh sẽ nhận được lời tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ phù hợp.

Điều dưỡng viên sẽ là người thực hiện công việc đó, bao gồm việc hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và cả sau khi ra viện. 

Chăm sóc tinh thần người bệnh

Điều dưỡng viên phải chăm sóc, giao tiếp với người bệnh bằng thái độ ân cần và thông cảm. Điều này để giúp người bệnh cảm thấy tin tưởng và an tâm chữa bệnh. 

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của điều dưỡng viên cũng bao gồm việc để ý và động viên gia đình bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm điều trị. Đồng thời hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, băn khoăn kịp thời về quá trình điều trị và chăm sóc. 

Ngoài ra, cần đảm bảo an ninh, an toàn và yên tĩnh khu vực phòng bệnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần người bệnh. 

Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chăm sóc tinh thần
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chăm sóc tinh thần người bệnh

Hỗ trợ bệnh nhân chăm sóc vệ sinh cá nhân 

Điều dưỡng viên thực hiện chăm sóc cho vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm việc vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại, tiểu tiện và thay đồ vải.

Với người bệnh cấp I thì sẽ do điều dưỡng viên thực hiện. Với người bệnh cấp II và cấp III sẽ tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên và được hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. 

Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bị bệnh 

Nhiệm vụ của điều dưỡng tiếp theo là chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh. Mỗi cá nhân sẽ có tình trạng và nhu cầu bổ sung dinh dưỡng khác nhau.

Điều dưỡng viên cần phối hợp với bác sĩ để đánh giá chính xác thông tin, số liệu quan trọng và đưa ra phương án chăm sóc phù hợp nhất. 

Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý sẽ được cung cấp suất ăn phù hợp. Kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý sẽ được ghi vào Phiếu chăm sóc. 

Với người bệnh có chỉ định ăn uống qua ống thông, điều dưỡng viên sẽ là người trực tiếp thực hiện. 

Chăm sóc người bệnh đang phục hồi chức năng 

Người bệnh sẽ được điều dưỡng viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời phục hồi các chức năng của cơ thể tốt hơn.

Để thực hiện nhiệm vụ này, điều dưỡng viên cần phối hợp cùng các khoa khác (tiêu biểu là khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng). Từ đó, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân.

>> Xem thêm: 7 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả được tin dùng

Chăm sóc phục hồi chức năng là nhiệm vụ của người điều dưỡng
Chăm sóc phục hồi chức năng là một trong các nhiệm vụ của người điều dưỡng

Hỗ trợ người bệnh sắp phẫu thuật 

Người bệnh được điều dưỡng viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước khi vào phòng phẫu thuật/ thủ thuật.

Theo đó, nhiệm vụ của điều dưỡng viên bao gồm: Hoàn thiện thủ tục hành chính, kiểm tra công tác chuẩn bị người bệnh, đánh giá dấu hiệu sinh tồn, 

Điều dưỡng viên cũng là người di chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật. 

Dùng thuốc và theo dõi người bệnh dùng thuốc 

Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên phải: Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, chuẩn bị đủ phương tiện cho người bệnh dùng thuốc, chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đủ, đúng dung môi theo quy định từ nhà sản xuất. 

Tiếp đến, kiểm tra thuốc, hạn sử dụng, chất lượng thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên/ ống/ lọ thuốc. 

Sau đó, hướng dẫn người bệnh tuân thủ điều trị và bắt đầu thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên. 

Cuối cùng, theo dõi, phát hiện tác dụng không mong muốn của thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.

Ghi chép và đánh dấu thuốc đã cho người bệnh sử dụng và thực hiện hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định. 

Điều dưỡng viên cần theo dõi người bệnh dùng thuốc
Điều dưỡng viên cần theo dõi người bệnh dùng thuốc và sau khi dùng thuốc

Chăm sóc người bệnh đang trong giai đoạn hấp hối 

Với người bệnh ở giai đoạn hấp hối, điều dưỡng viên cần bố trí buồng bệnh cho phù hợp. Và thông báo cho người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của họ.

Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cần phải biết động viên, an ủi người bệnh và người nhà của họ. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục khác. 

Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng đúng, chuẩn 

Trong 12 nhiệm vụ của điều dưỡng có quy định về việc điều dưỡng viên thực hiện kỹ thuật điều dưỡng.

Các kỹ thuật điều dưỡng cần tuân thủ và đảm bảo với quy định thực hiện kỹ thuật điều dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Theo dõi và đưa ra đánh giá về bệnh nhân 

Nhiệm vụ thứ 10 của điều dưỡng viên là theo dõi sát sao và đưa ra đánh giá về người bệnh. Từ đó, sắp xếp theo mức độ ưu tiên và thứ tự. Công việc đòi hỏi có sự giúp sức cùng với bác sĩ để phân cấp rõ ràng và hợp lý. 

Đảm bảo an toàn kỹ thuật 

Bởi đối tượng chính là con người, bất kỳ nhầm lẫn nào đều không được phép xảy ra. Do vậy, nhiệm vụ của điều dưỡng là thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn và đảm bảo an toàn. 

Ghi chép hồ sơ bệnh án 

Đây là nhiệm vụ cuối trong 12 nhiệm vụ của điều dưỡng viên. Điều dưỡng viên cần điền đầy đủ hồ sơ, các thông tin cần đảm bảo độ chính xác và khách quan.

Hồ sơ bệnh án cần thống nhất giữa các bên liên quan. Đồng thời, cần cập nhật cẩn thận, đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và can thiệp điều dưỡng. 

 nhiệm vụ của người điều dưỡng là ghi chép hồ sơ bệnh án 
Một trong các nhiệm vụ của người điều dưỡng là ghi chép hồ sơ bệnh án

Lời kết

Trên đây là nhiệm vụ của điều dưỡng viên do chúng tôi tổng hợp lại. Bất kỳ ai muốn theo đuổi ước mơ trở thành điều dưỡng viên cần phải nắm được những thông tin này.  Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, đừng quên nhấn theo dõi chúng tôi để đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Học Y học cổ truyền ở đâu? Top 10 trường chất lượng nhất
Học Y học cổ truyền ở đâu? Top 10 trường chất lượng nhất

14-07-2024

Học Y học cổ truyền ở đâu là điều nhiều thí sinh đặc biệt lưu ý trong mùa tốt nghiệp năm nay. Ngành học đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của...

Thông tin chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền chi tiết
Thông tin chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền chi tiết

08-08-2024

Dù làm tư nhân hay nhà nước, chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền đều là văn bằng bắt buộc phải có với y sĩ YHCT. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa...

Dược sĩ: Tất tần tật thông tin từ A – Z về nghề dược 
Dược sĩ: Tất tần tật thông tin từ A – Z về nghề dược 

30-07-2024

Dược sĩ là gì? Đây là một công việc trong lĩnh vực Y tế, đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bài viết này của Hội điều dưỡng...

Du học nghề điều dưỡng và những quốc gia bạn nên chọn
Du học nghề điều dưỡng và những quốc gia bạn nên chọn

18-06-2024

Du học nghề điều dưỡng hiện là chương trình được nhiều học sinh/ sinh viên lựa chọn. Vậy ưu điểm của việc du học điều dưỡng là gì? Sinh viên nên du...

Cách tính lương điều dưỡng và bảng lương mới nhất năm 2024
Cách tính lương điều dưỡng và bảng lương mới nhất năm 2024

16-07-2024

Lương điều dưỡng bao nhiêu là vấn đề được người làm nghề và sinh viên đang theo học quan tâm. Thực tế, lương của điều dưỡng viên sẽ phụ thuộc vào...