Hướng dẫn quy trình truyền máu tại giường chi tiết các bước 

Chủ Nhật, 16/02/2025 - 13:11

Quy trình truyền máu tại giường không chỉ yêu cầu nhân viên y tế thực hiện có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn đòi hỏi có sự tỉ mỉ, cẩn trọng, tuân thủ các nguyên tắc về an toàn để đảm bảo sức khỏe người bệnh. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn các bước trong quy trình này, đọc và tìm hiểu. 

Chuẩn bị trước khi truyền máu tại giường 

Để quy trình truyền máu tại giường diễn ra thuận lợi và không bị gián đoạn, việc chuẩn bị trước khi truyền máu là rất quan trọng. Vậy cần chuẩn bị những gì? 

Bảo quản & kiểm tra chế phẩm máu 

Bảo quản và kiểm tra chế phẩm máu là một bước quan trọng trong quy trình truyền máu tại giường. 

Hồng cầu và máu toàn phần phải được bảo quản ở nhiệt độ 2 độ C đến 6 độ C. Sau khi lấy khỏi tủ lạnh, phải thực hiện truyền trong vòng 30 phút.

Đối với khối tiểu cầu cần được đặt trong hộp cách nhiệt chuyên dụng theo quy định, với nhiệt độ trong khoảng từ 20 độ C đến 24 độ C và phải được truyền sau khi lĩnh. 

Huyết tương tươi đông lạnh sẽ được truyền trong 30 phút ngay sau khi rã đông. Nếu chưa được sử dụng ngay, phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 6 độ C và truyền trong 24 giờ. 

quy trình truyền máu tại giường
Bước đầu trong quy trình truyền máu tại giường là bảo quản và kiểm tra máu

Bên cạnh đó, cần kiểm tra kỹ lưỡng túi máu để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu tan máu trong lớp huyết tương, dấu hiệu nhiễm khuẩn (hồng cầu thay đổi màu sắc, xuất hiện cục máu đông).

Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy túi máu bị mở ra hoặc bị thủng cũng không được phép truyền và phải thông báo cho ngân hàng máu. 

Xác định người bệnh và kiểm tra chế phẩm máu trước khi truyền 

Kiểm tra xác định người bệnh và chế phẩm máu trước khi truyền là bước không kém phần quan trọng. Việc này phải được thực hiện ngay tại giường bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng viên. 

Nhân viên y tế sẽ xác định người bệnh bằng cách hỏi tên, họ, ngày sinh hoặc các thông tin cần thiết khác. Nếu họ đang trong tình trạng hôn mê thì cần hỏi nhân viên điều dưỡng chăm sóc hoặc người nhà để tránh việc truyền máu sai đối tượng. 

quy trình truyền máu tại giường cần xác định người bệnh
Trước khi bắt đầu quy trình truyền máu tại giường, cần xác định người bệnh

>>>Xem thêm: Khi truyền dịch có bọt khí có sao không? Cách xử lý thế nào? 

Để kiểm tra túi máu, nhân viên y tế sẽ đối chiếu các thông tin trên nhãn của túi máu với hồ sơ bệnh án của người bệnh để đảm bảo chính xác. Đồng thời kiểm tra một lần nữa chất lượng và ngày hết hạn của túi máu. 

Quy trình truyền máu tại giường chi tiết 

Theo y lệnh của bác sĩ, điều dưỡng viên sẽ mở khóa dây truyền máu, truyền từ từ khoảng 10, 20 giọt cho đến mức tối đa theo chỉ định.

Với việc truyền máu toàn phần, khối hồng cầu và bạch cầu, sẽ sử dụng huyết thanh mẫu để xác định lại nhóm máu của người bệnh và đơn vị máu trước khi bắt đầu truyền. 

Trong trường hợp truyền khối tiểu cầu và huyết tương, sẽ cần dùng huyết thanh mẫu để xác định lại nhóm máu ABO của người bệnh. Đồng thời thực hiện phản ứng chéo giữa mẫu máu người bệnh với mẫu chế phẩm máu để giữ an toàn. 

quy trình truyền máu tại giường chi tiết 
Quy trình truyền máu tại giường chi tiết

Trong suốt quá trình truyền máu tại giường, việc theo dõi tình trạng người bệnh là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần phải được theo dõi ít nhất các thời điểm như sau: trước khi truyền máu, 15 phút sau khi bắt đầu truyền, mỗi giờ một lần trong quá trình truyền, ngay sau khi truyền máu, 4 giờ kể từ thời điểm truyền sau. 

Với giai đoạn này, các chỉ số sinh tồn của người bệnh cần phải được ghi lại cẩn thận vào bảng theo dõi người bệnh. Bên cạnh đó, cần ghi chép lại các thông tin về thời gian bắt đầu, thời gian hoàn tất truyền máu, thể loại và số lượng chế phẩm máu được truyền vào, phản ứng của người bệnh. 

Xử lý tình huống xấu trong quy trình truyền máu tại giường 

Khi phát hiện triệu chứng bất thường trong khi truyền máu, nhân viên y tế cần ngay lập tức ngừng truyền máu và báo cáo cho bác sĩ điều trị để có phương án xử lý. 

Trong trường hợp nguy cấp, hãy liên hệ đến bác sĩ hoặc người ở cơ sở cung cấp máu để được hỗ trợ sớm. Nếu có tình huống nguy hiểm hoặc tử vong liên quan đến quy trình truyền máu tại giường, cần thông báo ngay cho lãnh đạo bệnh viện và cơ sở cung cấp máu để điều tra, giải quyết vấn đề. 

Việc lập báo cáo về tác dụng phụ xảy ra trong quy trình truyền máu tại giường cần được thực hiện theo mẫu quy định. Cơ sở cung cấp máu cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân và lập phiếu xác định tác dụng không mong muốn.

Phương án xử lý quy trình truyền máu tại giường
Phương án xử lý khi xuất hiện tình huống xấu trong truyền máu tại giường

Lời kết

Bài viết trên của Hội điều dưỡng cung cấp đến bạn đọc quy trình truyền máu tại giường. Đây là một hoạt động quan trọng, đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác trong từng bước thực hiện. Hãy cẩn trọng trong mọi hành động để không mắc sai lầm cũng như đảm bảo các cuộc truyền máu đều diễn ra an toàn nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy: Khám phá chi tiết từ A-Z
Điều dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy: Khám phá chi tiết từ A-Z

27-12-2024

Điều dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy là công việc được nhiều điều dưỡng viên yêu thích và lựa chọn. Là một trong những bệnh viện nổi bật trên cả nước,...

Dược sĩ hạng 3 là gì và các thông tin bạn cần biết
Dược sĩ hạng 3 là gì và các thông tin bạn cần biết

05-09-2024

Dược sĩ hạng 3 là gì? Theo thang phân chia, dược sĩ hạng 3 thuộc cấp bậc thứ 3, nằm giữa dược sĩ hạng IV và dược sĩ hạng II. Có nhiệm vụ điều chế,...

Học thuyết Âm Dương là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực y học 
Học thuyết Âm Dương là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực y học 

19-08-2024

Trong y học cổ truyền, học thuyết Âm Dương được ứng dụng từ đầu cho đến cuối. Từ cơ bản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh...

Ngành Dược học những môn gì? Tổng hợp các môn học ngành Dược
Ngành Dược học những môn gì? Tổng hợp các môn học ngành Dược

07-08-2024

“Ngành Dược học những môn gì?” là một trong những chủ đề được quan tâm của rất nhiều thí sinh, đặc biệt là những thí sinh đang có ý định xét...

Thi ngành Dược khối D được không? Trường nào xét tuyển?
Thi ngành Dược khối D được không? Trường nào xét tuyển?

05-09-2024

Xét tuyển ngành Dược khối D được không? Ngành Dược đang là một trong những ngành học hot, nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn học sinh. Tuy nhiên,...