Thứ Tư, 26/02/2025 - 16:07
Trong lĩnh vực Dược, thuốc được chia thành hai nhóm, đó là thuốc generic và thuốc biệt dược. Nhiều người khi nghe đến hai nhóm thuốc băn khoăn không biết hai loại thuốc này có điểm gì giống và khác nhau, nên chọn loại thuốc nào trong điều trị. Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi trên thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được đáp án chính xác nhé.
Thuốc biệt dược (hay được biết đến với tên gọi thuốc phát minh) là sản phẩm thuốc mới do các nhà nghiên cứu hoặc các nhà sản xuất sáng chế.
Hãng dược đứng tên bằng phát minh sẽ có thể sản xuất độc quyền sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 10 đến 20 năm kể từ ngày thuốc được đăng ký bằng sáng chế). Trong thời gian này, bất kỳ công ty nào muốn sản xuất thuốc biệt dược phải được sự cho phép của hãng độc quyền.
Thuốc generic là bản sao của thuốc biệt dược, được tạo ra sau khi bằng phát minh của thuốc phát minh hết hạn. Về bản chất loại thuốc này sẽ giống với thuốc biệt dương về cả công thức, dạng bào chế và công dụng.
Cùng chúng tôi so sánh điểm giống và khác nhau của hai loại thuốc này trong nội dung dưới đây.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y chi tiết nhất
Mặc dù thuốc generic và thuốc biệt dược có thành phần, đường dùng, hàm lượng và mục đích sử dụng giống nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hai loại thuốc này cũng có rất nhiều điểm khác nhau:
Tiêu chí | Thuốc biệt dược | Thuốc generic |
Nhà sản xuất | Nhà sản xuất lớn, có đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp chuyên phát minh thuốc | Doanh nghiệp, nhà sản xuất nhỏ theo sau sản xuất |
Thời gian ra mắt | Ra mắt trước, sản phẩm nghiên cứu và phát triển độc quyền | Ra mắt sau, ở thời điểm thuốc biệt dược đã hết hiệu lực bằng sáng chế |
Giá cả | Cao do phải tốn nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, tiếp thị, đăng ký bằng sáng chế,… | Thấp hơn do không tốn quá nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, thử nghiệm,… |
Hiệu quả | Sản phẩm có tính độc nhất, đem đến hiệu quả tối ưu trong điều trị | Một số thành phần không hoạt động và có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn |
Chất lượng | Được đảm bảo dựa trên các thử nghiệm, nghiên cứu lâm sàng, đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị cho đối tượng cụ thể | Có thể không đồng đều do các nhà sản xuất khác nhau tạo ra |
Thành phần tá dược | Do nhà phát minh cần đối, điều chế | Có thể thay đổi để dẫn đến sự khác biệt về màu sắc, hình dạng, mùi vị |
Hoạt động R&D | Cần nghiên cứu kỹ lưỡng tiền lâm sàng và lâm sàng để chứng minh hiệu quả sử dụng | Chỉ cần đảm bảo tính sinh học tương đương |
Hoạt động mua | Ít lựa chọn, khó khăn trong việc mua và tìm sản phẩm thay thế | Dễ dàng mua, đa dạng lựa chọn đến từ các nhà sản xuất khác nhau |
Cả hai loại thuốc đều được sử dụng trong điều trị, khám chữa bệnh. Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ tùy thuộc và nhiều yếu tố từ phía nhà cung cấp, bác sĩ điều trị, bệnh nhân.
Thuốc biệt dược là một loại thuốc hoàn toàn mới và đã có tất cả nghiên cứu về hiệu quả, tác dụng phụ,… Nếu bạn đang sử dụng thuốc có khoảng trị liệu hẹp, nguy cơ độc tính cao (như warfarin, ung thư,…) hoặc thuốc generic không có sẵn hoặc bạn dị ứng với một số thành phần trong thuốc generic thì việc sử dụng thuốc biệt dược gần như là bắt buộc.
Trong các trường hợp còn lại, thuốc generic sẽ là lựa chọn tốt hơn, bởi giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả tương đương với thuốc biệt dược. Ngoài ra, loại thuốc này cũng rất dễ mua và có đa dạng lựa chọn từ các nhà sản xuất.
Cả thuốc Generic và thuốc biệt dược, dù sử dụng loại thuốc nào, thì cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Bài viết trên phân biệt thuốc generic và thuốc biệt dược chi tiết cũng như cung cấp các lưu ý khi sử dụng thuốc. Hy vọng qua nội dung trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hai loại thuốc, giải đáp được thắc mắc của bản thân và sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất. Nếu còn điều gì băn khoăn, có thể liên hệ với Hội điều dưỡng để được hỗ trợ giải đáp.
06-05-2024
Bộ y tế ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức...
06-05-2024
Văn phòng Hội Điều dưỡng Việt Nam xin gửi đến quý hội viên Bài trình bày của ThS Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội về Nội dung “Đổi mới tư duy về...
02-03-2025
Điều dưỡng hạng 1 là chức danh nghề nghiệp cao nhất trong lĩnh vực điều dưỡng tại Việt Nam hiện nay. Chức danh này được quy định trong Thông tư...
06-03-2025
Điều dưỡng có được tiêm filler không hay tiêm filler cần có những bằng cấp gì đang là câu hỏi rất được quan tâm hiện nay. Trên thực tế vấn nạn thẩm...
25-03-2025
Quy trình bổ nhiệm điều dưỡng trưởng diễn ra như thế nào? Trong hệ thống y tế, điều dưỡng trưởng có vai trò vô cùng quan trọng, vừa quản lý đội ngũ...