Vị trí tiêm bắp, quy trình thực hiện tiêm bắp chi tiết 

Thứ ba, 03/09/2024 - 14:24

Bài viết trên của Hội điều dưỡng chia sẻ đến bạn về vị trí tiêm bắp, quy trình tiêm chi tiết và các rủi ro có thể xảy ra kỹ thuật này. Trong y học, có rất nhiều phương án để đưa thuốc vào cơ thể như đường uống, tiêm, bôi ngoài da và truyền. Trong đó, tiêm bắp là một trong những phương án hiệu quả và đơn giản nhất. 

Tiêm bắp là gì? 

Tiêm bắp là kỹ thuật đưa thuốc vào thẳng cơ bắp thông qua kim tiêm, thường được thực hiện bởi nhân viên y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể tự thực hiện.

Chẳng hạn như người bệnh viêm khớp thấp hoặc đa xơ cứng có thể tự tiêm bắp sau khi được y tá, bác sĩ hướng dẫn. 

4 vị trí tiêm bắp được chỉ định 

Các vị trí phù hợp để thực hiện kỹ thuật tiêm bắp gồm:

Cơ delta cánh tay 

Đây là vị trí tiêm bắp được chỉ định nhiều nhất, tiêu biểu là khi tiêm vacxin. Tiêm bắp ở cơ delta cánh tay thường cho nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện.

Bởi khối lượng cơ delta khá nhỏ, chỉ được tiêm với một giới hạn thuốc nhất định. Đồng thời, kỹ thuật này cũng không dễ cho người bệnh tự thực hiện. 

Vị trí tiêm bắp cơ delta cánh tay
Vị trí tiêm bắp cơ delta cánh tay thường do nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện

Để xác định vị trí tiêm cơ delta cánh tay, kỹ thuật viên sờ để cảm nhận vùng xương mỏm cùng vai nằm phía trên của cánh tay.

Tiếp đến, đặt 2 ngón tay thành hình chữ V, ở dưới cùng của hai ngón tay tạo hình tam giác lộn ngược. Vị trí tiêm là tâm của hình tam giác. 

Cơ đùi phía ngoài 

Cơ đùi lớn phía ngoài cũng là một vị trí thích hợp để thực hiện kỹ thuật tiêm bắp. Với vị trí này, người bệnh có thể tự thực hiện.

Các xác định vị trí là chia vùng đùi trên thành 3 phần bằng nhau. Tiếp đến, xác định vị trí trung tâm của 3 phần này. Vị trí tiêm bắp sẽ là phần trên cùng bên ngoài của đùi. 

>>> Xem thêm: Văn bằng 2 là gì và những điều cần biết về văn bằng 2 

Cơ sau ngoài của mông 

Đây là vị trí an toàn nhất để thực hiện kỹ thuật tiêm bắp cho người lớn và trẻ em từ 7 tháng tuổi trở lên. Vị trí tiêm này sâu, không gần các mạch máu và dây thần kinh nên sẽ giảm thiểu nguy hiểm.

Tiêm bắp cơ sau ngoài của mông khá khó để có thể tự tiêm nên thường được thực hiện bởi kỹ thuật viên. 

Để xác định vị trí tiêm, bạn đặt gót bàn tay lên mông với các ngón tay hướng về phía đầu của họ. Các ngón tay đặt sao cho ngón cái hướng về vùng háng, ngón tay khác cảm nhận được xương chậu.

Đặt ngón trỏ và ngón giữa để tạo thành hình chữ V và thực hiện tiêm vào giữa chữ V. 

Vị trí tiêm bắp cơ sau ngoài của mông
Vị trí tiêm bắp cơ sau ngoài của mông thường do kỹ thuật viên thực hiện

Cơ vùng sau của mông

Bên cạnh vùng cơ sau ngoài của mông, vùng cơ sau của mông cũng là vị trí tiêm bắp. Tuy nhiên, bởi dễ gây tổn thương cho dây thần kinh tọa nên bác sĩ thường chọn vị trí cơ vùng sau ngoài của mông hơn.

Vị trí này rất khó xác định và người bệnh cũng khó thực hiện nên thường do kỹ thuật viên tiêm. 

Quy trình tiêm bắp chi tiết 

Chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm bắp:

  • Xác định bệnh nhân và giải thích cho người đó hiểu rõ về quy trình tiêm bắp. Trước khi tiêm, người bệnh cần phải biết được đầy đủ về lợi ích và hậu quả của kỹ thuật này. 
  • Đánh giá và lựa chọn vị trí tiêm bắp phù hợp với loại thuốc được sử dụng và tình trạng của bệnh nhân. 
  • Thực hiện kiểm tra thuốc theo quy trình tại cơ sở y tế. Điều này giúp đảm bảo kỹ thuật viên sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm cho người bệnh. 
  • Để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái và dễ thực hiện kỹ thuật. Bộc lộ vùng da xác định sẽ tiêm và kiểm tra nhằm đảm bảo vị trí thích hợp để thực hiện tiêm. 
thực hiện tiêm bắp cho người bệnh chi tiết
Quy trình chuẩn bị và thực hiện tiêm bắp cho người bệnh chi tiết

Hướng dẫn thực hiện tiêm bắp cho người bệnh:

  • Rửa sạch tay và đeo găng tay. 
  • Làm sạch vị trí tiêm bắp với cồn  isopropyl 70% và chờ 30 giây để khô. 
  • Bơm thuốc vào ống tiêm. 
  • Kéo căng vùng da hoặc sử dụng phương pháp tiêm hình chữ Z. 
  • Giữ mùi tên thẳng góc bằng tay thuận. Tiếp đó, đưa kim vào da ở góc 90 đến ½ hoặc ⅔ mũi tiêm và thực hiện đầy kim tiêm đưa thuốc vào cơ thể người bệnh. 
  • Chờ khoảng 10 giây để cơ thể hấp thụ và khuếch tán thuốc rồi rút kim. Kim cần phải được vứt vào thùng chuyên dụng, chuyên đựng các vật sắc nhọn. Cuối cùng đặt miếng băng gạc sạch lên vị trí tiêm bắp. 
  • Sau khi tiêm xong, nhân viên y tế cần theo dõi bệnh nhân để kịp thời phát hiện những biến chứng có thể xảy ra. 

4+ rủi ro có thể xảy ra với người bệnh khi thực hiện tiêm bắp 

  • Cong, gãy kim tiêm:  Tình trạng này xảy ra khi người tiêm thực hiện sai kỹ thuật hoặc người bệnh giãy giụa, cử động trong quá trình tiêm. 
  • Đâm vào dây thần kinh: Rủi ro này xảy ra chủ yếu do người tiêm xác định sai vị trí tiêm bắp hoặc chọn sai góc đâm kim. 
  • Sốc phản vệ như bị ngứa, nổi mề đay, huyết áp mất ổn định,… 
  • Áp xe nhiễm khuẩn như nóng, đau, sưng đỏ. 
 thực hiện kỹ thuật tiêm bắp 
4+ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật tiêm bắp

Lời kết

Bài viết trên đã chỉ rõ những vị trí tiêm bắp phổ biến. Việc tự thực hiện kỹ thuật tiêm bắp đòi hỏi người đó cần phải được đào tạo kỹ lưỡng nhiều quy trình từ vệ sinh đến thao tác kỹ thuật. Ngoài ra, tự tiêm cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến tai biến. Do vậy, nếu cần tiêm mà chưa có chuyên môn, hãy đi đến những trung tâm y tế, bệnh viện có uy tín để thực hiện nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cử nhân điều dưỡng đa khoa: 6+ thông tin quan trọng 
Cử nhân điều dưỡng đa khoa: 6+ thông tin quan trọng 

04-06-2024

Cử nhân điều dưỡng đa khoa là gì? Tốt nghiệp đại học điều dưỡng đa khoa ra trường làm gì? Mức lương như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi của...

Công việc của y tá: Mô tả chi tiết A-Z từng nhiệm vụ 
Công việc của y tá: Mô tả chi tiết A-Z từng nhiệm vụ 

06-06-2024

Công việc của y tá gồm những gì? Y tá là người trực tiếp chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân, đảm bảo quá trình khám và điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ. Họ...

3 kỹ năng giao tiếp điều dưỡng cơ bản, quan trọng 
3 kỹ năng giao tiếp điều dưỡng cơ bản, quan trọng 

22-05-2024

Ngành điều dưỡng không thể thiếu việc phải giao tiếp với bác sĩ và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong quá trình công tác. Vì vậy, giao tiếp điều...

Điều dưỡng bài mẫu về lập kế hoạch chăm sóc theo từng bệnh 
Điều dưỡng bài mẫu về lập kế hoạch chăm sóc theo từng bệnh 

06-08-2024

Điều dưỡng bài mẫu về lập kế hoạch chăm sóc giúp điều dưỡng viên biết cách trình bày kế hoạch một cách khoa học, rõ ràng và chuẩn hơn. Lập kế...

Chương trình đào tạo quản lý điều dưỡng & lợi ích thiết thực
Chương trình đào tạo quản lý điều dưỡng & lợi ích thiết thực

20-06-2024

Chương trình đào tạo quản lý điều dưỡng là lựa chọn của nhiều điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế. Để nâng cao hiệu suất công việc cũng như có...