Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc để tránh biến chứng

Thứ Tư, 12/02/2025 - 08:06

Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, tình trạng này xảy ra khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau: tắc ống tiêm, kim tiêm bị lệch, cục máu đông,… và mỗi nguyên nhân lại có phương án xử lý khác nhau. Cùng Hội điều dưỡng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau. 

Nguyên nhân và cách xử lý khi truyền dịch bị tắc tương ứng 

Tùy theo nguyên nhân khiến dịch truyền bị tắc mà nhân viên y tế sẽ có cách xử lý phù hợp khác nhau. Cụ thể là: 

Tắc kim tiêm do máu đông 

Khi đâm trúng vào tĩnh mạch, máu có thể bị đông lại ở đầu mũi kim, điều này khiến dịch không xuống được hoặc chảy rất chậm. Trong tình trạng nghiêm trọng, máu đông có thể làm tắc hoàn toàn mạch máu, gây sưng đau, thậm chí là huyết khối tĩnh mạch. 

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do dịch truyền quá chậm khiến máu có cơ hội đông lại quanh đầu kim. 

Nếu phát hiện nguyên nhân dịch truyền bị tắc là cục máu đông, cách xử lý khi truyền dịch bị tắc lúc là thay đổi vị trí kim truyền và điều chỉnh tốc độ đường truyền cho hợp lý. 

Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc

Kim tiêm bị lệch khỏi lòng tĩnh mạch 

Khi kim tiêm không còn ở trong lòng tĩnh mạch, dịch truyền có thể chảy vào mô dưới da. Lúc này, khu vực xung quanh vị trí tiêm có thể đau, sưng và rất căng tức, dịch truyền không chảy hoặc chảy rất chậm. 

Cách xử lý trong trường hợp này là kiểm tra lại vị trí của kim tiêm, nếu nghi ngờ bị lệch, hãy rút kim ra và thay thế bằng vị trí khác. Ngoài ra, nhắc nhở bệnh nhân hạn chế cử động khi đang truyền dịch. 

Ống truyền bị gập hoặc tắc nghẽn 

Đôi khi, nguyên nhân khiến dịch truyền bị tắc là do dây truyền bị gập hoặc tắc nghẽn. Điều này có thể đến từ nhiều yếu tố: dây truyền bị xoắn, gập hoặc kẹp dưới vật nặng, khi lắp đặt dây chuyền không mở kẹp điều chỉnh dòng chảy, trong dịch truyền có thể khiến dịch truyền bị tắc. 

Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc trong trường hợp này là chỉnh sửa lại chỗ bị gập hoặc xoắn và quan sát dòng chảy. Trường hợp thấy hoặc nghi ngờ trong ống truyền dịch có cặn hãy thay bộ dây mới. 

hướng dẫn Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc
Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc do ống truyền bị gập hoặc tắc nghẽn

>>>Xem thêm: TTM là tiêm gì? Tìm hiểu chi tiết kỹ thuật tiêm TTM 

Dây truyền dịch có xuất hiện bọt khí 

Bọt khí xuất hiện trong dây truyền có thể làm gián đoạn dòng chảy của dịch. Theo phân tích thì nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu đến từ một số sai lầm sau đây: 

  • Tốc độ truyền dịch không ổn định: Tốc độ dịch truyền không đều có thể dẫn đến sự thay đổi áp lực dòng chảy và hậu quả là hình thành bọt khí. 
  • Do đặc điểm của thuốc: Một số dung dịch khi pha trộn có thể tạo ra bọt khí do phản ứng hóa học hoặc do bảo quản không đúng cách. 
  • Do nhân viên y tế thao tác sai: Không kéo khóa trước khi cắm dây truyền rất dễ khiến không khí bị hút vào dây truyền. 
  • Sử dụng dây truyền không đạt chuẩn: Dây truyền kém chất lượng hoặc không có van chống khí có thể khiến bọt khí xuất hiện nhiều hơn trong quá trình truyền. 

Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc do xuất hiện bọt khí, nhân viên y tế cần dừng truyền ngay lập tức bằng cách kẹp dây truyền hoặc khóa hệ thống để ngăn chặn bọt khí di chuyển.

Sau đó, tiến hành kiểm tra vị trí bọt khí và xả dịch để đẩy bọt khí ra ngoài. Sau khi loại bỏ xong bọt khí, kiểm tra lại kỹ lưỡng và tiếp tục thực hiện truyền. 

Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc do bọt khí
Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc do xuất hiện bọt khí

Phải làm sao để tránh hiện tượng truyền dịch bị tắc?

Nội dung trên đã hướng dẫn bạn cách xử lý khi truyền dịch bị tắc. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhân viên y tế cần chú ý để không xảy ra các hiện tượng trên. Để hạn chế tối đa trường hợp truyền dịch bị lỗi cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Kiểm tra thật kỹ dây truyền trước khi sử dụng với bệnh nhân, đảm bảo dây đạt chuẩn chất lượng, không có bọt khí. 
  • Kiểm tra chai dịch: Đảm bảo chai dịch không bị rò rỉ hay hư hỏng, không có bọt khí. 
  • Điều chỉnh tốc độ truyền dịch: Chú ý đảm bảo tốc độ truyền dịch phải ổn định và đều đặn, không quá nhanh hay quá chậm. Tốc độ quá nhanh có thể khiến khí vào đường truyền, và truyền quá chậm có thể làm giảm hiệu quả điều trị. 
  • Kim truyền không nên để quá 24 giờ tại một vị trí. Sau 24h, hãy thay kim tiêm và không tái sử dụng một vị trí truyền trong ngày. 
  • Mọi thao tác truyền dịch cần phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Để đảm bảo điều này, nhân viên y tế cần rửa tay sạch sẽ, sử dụng các dụng cụ vô trùng. 
lưu ý Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc
Một số lưu ý để hạn chế đường truyền dịch bị tắc

Lời kết

Bài viết trên đã hướng dẫn cách xử lý khi truyền dịch bị tắc với từng trường hợp cụ thể. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ thực sự hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bản thân. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết, nếu quan tâm đến chủ đề này, hãy theo dõi website Hội điều dưỡng để đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

7 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả được tin dùng
7 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả được tin dùng

03-09-2024

Việc dùng các bài thuốc nam chữa bệnh trĩ được rất nhiều người tin dùng. Bởi phương pháp dân gian này khá an toàn, không gây tác dụng phục mà cũng không...

Học viện Y học cổ truyền học phí bao nhiêu năm 2024 
Học viện Y học cổ truyền học phí bao nhiêu năm 2024 

16-09-2024

Học viện y học cổ truyền học phí là khoản tiền mà sinh viên trường phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ đào tạo. Chủ...

Chuyên ngành điều dưỡng đa khoa là gì? Tìm hiểu từ A – Z
Chuyên ngành điều dưỡng đa khoa là gì? Tìm hiểu từ A – Z

24-05-2024

Chuyên ngành điều dưỡng đa khoa là gì? Nhiệm vụ, vai trò, cơ hội việc làm của chuyên ngành này như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có đáp...

Điều dưỡng cộng đồng là gì? Chức năng, nhiệm vụ cụ thể
Điều dưỡng cộng đồng là gì? Chức năng, nhiệm vụ cụ thể

20-10-2024

Điều dưỡng cộng đồng là chỉ những người hoạt động trong cộng đồng. Và có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân (cả người bệnh và người khỏe...

Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào trong năm? Ý nghĩa 
Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào trong năm? Ý nghĩa 

28-12-2024

Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào của năm? Đây là một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp thầm lặng của những người làm nghề điều dưỡng...