TTM là tiêm gì? Tìm hiểu chi tiết kỹ thuật tiêm TTM 

Thứ Ba, 11/02/2025 - 22:34

TTM là tiêm gì? Trong y khoa, TTM thường được hiểu là tiêm tĩnh mạch. Áp dụng kỹ thuật này, thuốc sẽ đưa vào cơ thể theo đường tĩnh mạch ngoại biên và đi khắp cơ thể gần như ngay lập tức. Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật tiêm này ngay trong bài viết sau. 

Tìm hiểu TTM là tiêm gì? 

Kỹ thuật TTM là một kỹ thuật y tế phổ biến nhằm đưa thuốc và dung dịch trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch ngoại biên. Sử dụng kỹ thuật này, thuốc sẽ nhanh chóng lan qua hệ tuần hoàn, tới các cơ quan và hỗ trợ đào thải nhanh hơn. 

TTM là tiêm gì
Tìm hiểu ký hiệu TTM là tiêm gì?

>>>Xem thêm: 1/2NS là gì? Đặc điểm, tác dụng, lưu ý khi sử dụng 1/2NS

Trường hợp chỉ định/ chống chỉ định tiêm tĩnh mạch 

Nắm được TTM là tiêm gì, vậy bạn đã biết các trường hợp chỉ định/ và chống chỉ định kỹ thuật tiêm này chưa? Cùng đọc và tìm hiểu đáp án ngay. 

Chỉ định tiêm tĩnh mạch 

  • Bệnh nhân suy kiệt và bệnh nhân cấp cứu;
  • Người bệnh nặng cần tác dụng của thuốc với cơ thể nhanh chóng như: Gây ngủ, chống xuất huyết, chống trụy mạch, thuốc gây mê,…;
  • Các loại thuốc có thể khiến da, cơ, tổ chức dưới da bị hoại tử; bị phá hủy hoặc không hấp thu bởi đường tiêu hóa;
  • Thuốc có tác dụng toàn thân;
  • Cần đưa vào cơ thể lượng lớn thuốc;
  • Thuốc không được tiêm dưới da hay tiêm bắp, chỉ được tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của nhà sản xuất;
  • Máu, huyết tương, các dung dịch keo (Dextran, subtosan,..), huyết thanh trị liệu;
  • Người bệnh không thể uống thuốc: Bị nôn, tâm lý không hợp tác, chuẩn bị phẫu thuật. 
tìm hiểu TTM là tiêm gì
Ngoài hiểu rõ TTM là tiêm gì, bạn nên nắm được các trường hợp chỉ định TTM

Chống chỉ định TTM 

  • Thuốc tiêm nhanh khiến nhịp tim bị rối loạn, thuốc tan trong dầu;
  • Thuốc kích thích mạnh với hệ tim mạch như adrenalin;
  • Những vị trí bị nhiễm trùng, bỏng, đoạn cuối chi bị tê liệt, vị trí phù nề và các khớp chống chỉ định tiêm tĩnh mạch. 

Quy trình tiêm tĩnh mạch 

Hiểu rõ TTM là tiêm gì là chưa đủ. Khi thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, nhân viên y tế phải thực hiện đúng quy trình để bảo vệ người được tiêm. 

Chuẩn bị trước tiêm 

Nhân viên y tế sẽ rửa sạch tay, thực hiện sát khuẩn, mặc trang phục y tế đúng với quy định. Đồng thời chuẩn bị dụng cụ tiêm, thuốc cần thiết theo đúng y khoa. 

Với người bệnh, nhân viên y tế sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng về tiền sử bệnh lý, test kháng sinh,… Đồng thời thông báo cho người bệnh và người nhà về việc chuẩn bị tiêm tĩnh mạch, dặn dò những nội dung cần thiết. Sau đó, để người bệnh nằm hoặc ngồi theo tư thế thuận tiện cho quá trình tiêm. 

Các bước tiến hành tiêm 

Thuốc sẽ được lấy đúng liều lượng theo chỉ định, đúng người, đúng thuốc và đúng thời gian. Sau đó, nhân viên y tế sẽ buộc dây caro (nếu cần) vào vị trí cần thiết cách chỗ tiêm khoảng 3-5cm. Yêu cầu người bệnh co duỗi bộ phận cơ thể tương ứng để nổi rõ tính mạch. 

Tay trái nhân viên y tế sẽ miết căng bề mặt da để tĩnh mạch không di chuyển và dễ đâm kim. Tay phải cầm bơm tiêm đẩy bọt khí ra ngoài, luồn kim tiêm trực tiếp vào vị trí tĩnh mạch cần tiêm với mũi vát ngửa và tạo góc 30 độ với bề mặt da. 

Tháo dây caro và tiêm thuốc từ từ vào người bệnh nhân. Trong quá trình này nhớ theo dõi các biểu hiện của người bệnh. Khi gần hết thuốc, rút kim tiêm nhanh chóng và đặt bông vào vị trí tiêm. 

Giải đáp TTM là tiêm gì
TTM là tiêm gì và các bước TTM chuẩn xác theo quy định

Sau khi tiêm xong 

Sau khi tiêm xong, tiếp tục theo dõi biểu hiện của người bệnh và đưa ra căn dặn, hướng dẫn người nhà bệnh nhân theo dõi và xử lý trong trường hợp có dấu hiệu xấu. Cuối cùng, thu gọn dụng cụ, ghi chép hồ sơ bệnh án. 

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm tĩnh mạch 

Như đã đề cập ở nội dung “TTM là tiêm gì” trên, tiêm tĩnh mạch là một kỹ thuật tiêm phổ biến. Tuy nhiên, khi áp dụng vẫn có thể xảy ra một số biến chứng. 

  • Vị trí tiêm bị sưng: Khi thực hiện tiêm tĩnh mạch, kim sẽ xuyên qua mạch hoặc tiêm nằm trong lòng mạch, có thể xảy ra tình trạng sưng phồng tại vị trí tiêm. Khi gặp tình trạng này, đừng quá lo lắng, hãy thực hiện chườm nóng tại vị trí bị phồng, tay sẽ trở về trạng thái bình thường. 
  • Sốc phản vệ: Dấu hiệu của việc bệnh nhân bị sốc phản vệ là xuất hiện ban, mẩn ngứa trên da, khó thở, tụt huyết áp, mất y thức. Để giảm xảy ra trường hợp này, nhân viên y tế cần thực hiện khám lâm sàng trước. 
  • Tắc kim tiêm: Khi kim tiêm bị tắc, thuốc không thể tiêm vào đến nơi được. Với trường hợp này, nhân viên y tế hãy rút kim tiêm, chọn kim mới để bắt đầu lại. 
  • Nhiễm khuẩn, hoại tử: Thường xảy ra khi nhân viên y tế không đảm bảo công tác sát khuẩn. Nếu xảy ra trường hợp này, buộc phải chườm đá và trích rạch phá bỏ hoại tử ngay lập tức. 
bạn hiểu TTM là tiêm gì
Ngoài hiểu TTM là tiêm gì, bạn nên nắm rõ tác dụng phụ có thể xảy ra khi TTM

Lời kết 

Bài viết trên của Hội điều dưỡng đã giải đáp TTM là tiêm gì và các vấn đề xoay quanh kỹ thuật tiêm này. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về kỹ thuật tiêm này. Nếu chuẩn bị thực hiện hình thức điều trị này, hãy chuẩn bị thật tốt trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Danh sách các phòng khoa trong bệnh viện bạn nên biết 
Danh sách các phòng khoa trong bệnh viện bạn nên biết 

24-10-2024

Các phòng khoa trong bệnh viện là gì? Ở bệnh viện có rất nhiều phòng khoa khám, chữa bệnh khác nhau. Mỗi phòng khoa lại có chức năng, nhiệm vụ riêng. Cùng...

Chương trình đào tạo Điều dưỡng Cao Đẳng gồm có những kiến thức nào?
Chương trình đào tạo Điều dưỡng Cao Đẳng gồm có những kiến thức nào?

20-05-2024

Điều dưỡng là một ngành quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc y tế, đảm nhận vị trí hỗ trợ đội ngũ bác sĩ và bệnh nhân. Vậy chương trình đào tạo Điều...

Tổ hợp B00 gồm môn gì? Ngành nào xét tuyển khối B00? 
Tổ hợp B00 gồm môn gì? Ngành nào xét tuyển khối B00? 

18-10-2024

Tổ hợp B00 gồm những môn gì? Ngành nào xét tuyển khối B00? Tổ hợp B00 là một trong những tổ hợp được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất. Đây cũng là một...

Cử nhân điều dưỡng có học lên bác sĩ được không?
Cử nhân điều dưỡng có học lên bác sĩ được không?

18-05-2024

Câu hỏi được quan tâm nhất là cử nhân điều dưỡng có học lên bác sĩ được không? Trong một vài năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ học tốt nghiệp chuyên...

Các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho sinh viên
Các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho sinh viên

14-06-2024

Các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho điều dưỡng viên được tạo ra giúp: Nâng cao hiệu suất làm việc, tránh các sai sót xảy ra, đảm bảo kết...