Thứ Tư, 26/06/2024 - 20:33
Chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn chi tiết về công tác điều dưỡng. Cũng như cách chăm sóc người bệnh trong bệnh viện (cả ở trung tâm y tế và viện nghiên cứu có giường bệnh).
Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh theo thông tư này được quy định cụ thể gồm:
Bệnh viện tổ chức hình thức tư vấn, giáo dục sức khoẻ phù hợp.
Bệnh nhân đang nằm viện được điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục sức khoẻ và cách tự chăm sóc.
Người bệnh được người hành nghề khám, chữa bệnh và điều dưỡng viên chăm sóc và giao tiếp với thái độ ân cần.
Chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07, bệnh nhân và người nhà được động viên. Đồng thời được giải đáp kịp thời băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị.
Môi trường bệnh viện đảm bảo an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần người bị bệnh.
Chăm sóc vệ sinh cá nhân theo chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07 bao gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ tiểu tiện/ đại tiện và thay đổi đồ.
Theo đó, với người bệnh cần chăm sóc cấp I thì công việc này sẽ được điều dưỡng viên thực hiện.
Với người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp II thì sẽ tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên và được hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ điều trị để đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng cá nhân cụ thể.
Hằng ngày, bệnh nhân sẽ được chỉ định chế độ ăn phù hợp với bệnh lý và suất ăn được cung cấp tại khoa điều trị. Kết quả thực hiện chế độ dinh dưỡng phải được theo dõi vào Phiếu chăm sóc.
Trong trường hợp người bệnh có chỉ định ăn uống qua ống thông thì sẽ được điều dưỡng viên thực hiện.
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập để phục hồi chức năng sớm và đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.
Trong chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07, điều dưỡng viên có nhiệm vụ phối hợp với khoa lâm sàng và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.
Để tư vấn, đánh giá, hướng dẫn và luyện tập phục hồi chức năng cho người bệnh.
Trước khi phẫu thuật, người bệnh được hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước. Điều dưỡng viên sẽ là người hoàn thành các thủ tục hành chính, kiểm tra công tác chuẩn bị của người bệnh.
Đồng thời đánh giá tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó là chuyển bệnh nhân đến nơi làm phẫu thuật và bàn giao lại hồ sơ, người bệnh cho người thực hiện phẫu thuật.
>>>Xem thêm: Chương trình chuyển đổi điều dưỡng sang y sĩ chi tiết
Điều dưỡng viên có trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu dùng thuốc qua đường tiêm thì phải chuẩn bị đủ các phương tiện và hộp thuốc cấp cứu, phác đồ chống sốc.
Chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07 quy định, điều dưỡng viên phải thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc:
Đúng người, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng người dùng, đúng thời gian. Ngoài ra cũng cần đảm bảo người bệnh đã sử dụng thuốc.
Sau khi cho bệnh nhân dùng thuốc, điều dưỡng viên theo dõi, phát hiện kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc để báo cho bác sĩ.
Những loại thuốc và người bệnh đã sử dụng phải được công khai phù hợp theo quy định và được ghi chép/ đánh dấu lại.
Tiếp đó, phối hợp với bác sĩ nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót có thể xảy ra.
Chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07 có viết chi tiết, người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp.
Người nhà bệnh nhân sẽ được thông báo và giải thích chi tiết tình trạng của người bệnh. Điều dưỡng viên có nhiệm vụ động viên, an ủi người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Khi bệnh nhân tử vong, nhân viên điều dưỡng có trách nhiệm phối hợp với hộ lý vệ sinh tử thi.
Bên cạnh đó là thực hiện các thủ tục cơ bản như quản lý tư trang, bàn giao cho người nhà người bệnh, bàn giao bệnh nhân cho nhân viên nhà đại thể.
Điều dưỡng viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật điều dưỡng chuyên môn, vô khuẩn. Thực hiện phòng ngừa và báo cáo kịp thời tai biến cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Theo chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07, người bệnh đến khám sẽ được sắp xếp theo mức độ ưu tiên và thứ tự.
Bệnh viện có quy định cụ thể để theo dõi dấu hiệu sinh tồn và can thiệp phù hợp với từng chuyên khoa.
Điều dưỡng viên phải thực hiện phòng ngừa nhiễm khuẩn, bảo đảm an toàn, tránh dùng nhầm thuốc cho người bệnh.
Bệnh viện phải thu thập và báo cáo sự cố, sai sót chuyên môn và có biện pháp phòng ngừa.
Tài liệu chăm sóc người bệnh phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thông tin chính xác, khách quan; thống nhất thông tin; ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và can thiệp.
Bài viết của Hội điều dưỡng đã giới thiệu đến bạn đầy đủ các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07. Điều dưỡng viên phải nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ trong thông tư này.
11-06-2024
Các trường có ngành điều dưỡng nha khoa chính là chìa khóa quan trọng để các bạn trẻ phát triển ở khối ngành này. Hiện nay, khi đời sống vật chất đã lo...
10-01-2025
Mẫu giấy ủy quyền dược sĩ vắng mặt là một văn bản pháp lý, có tác dụng khi một dược sĩ không thể có mặt để thực hiện nhiệm vụ công việc cần...
30-07-2024
Điều dưỡng tiếng Anh là gì? Một câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là những bạn chưa có nền tảng kiến thức tiếng Anh vững. Bài viết...
07-06-2024
Có nên học Cao đẳng Điều dưỡng hay là không? Cùng với Y khoa, Dược học, Điều dưỡng là một trong những ngành nghề có sức hút đặc biệt trong vài năm...
09-11-2024
Điều dưỡng nha khoa sẽ hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình thăm khám, chăm sóc hướng dẫn cách điều trị cho người bệnh. Họ làm việc tại các bệnh viện,...