Chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp và một số lưu ý

Thứ Ba, 04/03/2025 - 21:25

Chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp giúp xác định các vấn đề sức khỏe hiện có. Đây là một bước rất quan trọng trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh. Hiện nay, bệnh tăng huyết áp ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Việc chẩn đoán bệnh một cách nhanh sớm sẽ giúp người bệnh có thể được điều trị kịp thời, tránh được các vấn đề rủi ro đối với sức khỏe như tim mạch và đột quỵ. Cùng Hội điều dưỡng theo dõi chi tiết nội dung dưới đây nhé!

Hiểu về chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp

Chẩn đoán điều dưỡng bệnh tăng huyết áp là dùng phương pháp đo huyết áp để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của người bệnh tăng huyết áp. Từ đó sớm đưa ra những cách điều trị kịp thời và hiệu quả hơn để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Huyết áp được coi là cao khi: Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Ngoài ra việc chẩn đoán tăng huyết áp cũng cần dựa trên các yếu tố nguy cơ khác, cần thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tổng quan những tổn thương của các cơ quan như tim, thận, não.

Tìm hiểu quy trình chẩn đoán điều dưỡng bệnh tăng huyết áp 

Thực hiện chẩn đoán điều dưỡng bệnh tăng huyết áp đúng quy trình giúp dễ xác định các yếu tố nguy cơ. Từ đó đưa ra giải pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Quy trình Chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp
Quy trình chẩn đoán điều dưỡng bệnh cao huyết áp

Tìm hiểu thông tin bệnh sử

Điều dưỡng cần thu thập tiểu sử bệnh trạng của bệnh nhân, các cá nhân trong gia đình về những nguy cơ như: Tiểu đường, bệnh thận, tim mạch, đau đầu,… Thông tin về chế độ ăn uống, thói quen sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác

Kiểm tra bằng cách đo huyết áp

Sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra bằng cách đo cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nên đo nhiều lần trong ngày và vì ghi nhận huyết áp trong những tình huống khác nhau. Chẳng hạn như sau khi hoạt động hoặc sau khi ăn uống, nghỉ ngơi,…

Kiểm tra, đánh giá các dấu hiệu sinh tồn 

Bên cạnh việc chẩn đoán điều dưỡng tăng huyết áp bằng cách đo bằng máy đo huyết áp. Nhân viên điều dưỡng cũng cần kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn khác của bệnh nhân như: nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể. 

Ngoài ra xác định các chỉ số BMI (Body Mass Index) để đánh giá mức độ thừa cân. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với bệnh tăng huyết áp.

Phân tích kết quả chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp

Phân tích Chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp
Phân tích đánh giá và đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp

Dựa vào kết quả đo huyết áp và những quan sát đánh giá tình trạng bệnh, điều dưỡng viên sẽ xác định được mức độ tăng huyết áp. Từ đó lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh. 

Điều dưỡng viên sẽ thực hiện các thay đổi trong lối sống, ăn uống, nghỉ ngơi  để cải thiện tình trạng bệnh. Thường xuyên đo huyết áp để theo dõi và tiếp tục điều chỉnh kế hoạch chăm sóc sao cho phù hợp.

Những ảnh hưởng của bệnh tăng huyết áp đối với sức khỏe

Để có thể hiểu rõ về chẩn đoán điều dưỡng bệnh tăng huyết áp ta cần phải biết về bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, là tình trạng mà huyết áp duy trì ở mức cao hơn bình thường. Bệnh tăng huyết áp có thể dẫn đến sự tổn thương của nhiều cơ quan trong cơ thể. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và dẫn đến một số bệnh trạng như: 

  • Thiếu máu não 
  • Bệnh tim mạch
  • Đột quỵ
  • Suy thận,…

Nếu không được chẩn đoán kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế việc chẩn đoán điều dưỡng bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng.

Chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp chi tiết
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh cao huyết áp

Những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp

Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị và theo dõi sát sao tình trạng bệnh sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Thế nhưng cần lưu ý một số điều quan trọng sau trong quá trình điều trị, chăm sóc người bệnh cao huyết áp.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đơn kê

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp chỉ có thể hiệu quả đối với một số bệnh nhân giới hạn. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau và nhiều phối hợp thuốc có hiệu quả được bán trên thị trường. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Quá trình điều trị có thể bắt đầu bằng việc sử dụng một loại hoặc kết hợp hai loại thuốc liều thấp, sau đó tăng liều dần nếu cần. Đối với những bệnh nhân tăng huyết áp nặng có thể phối hợp nhiều loại thuốc hơn.

Những bệnh nhân tăng huyết áp chưa có biến chứng ở người già nên được điều trị từ từ. Đối với những bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ cao về tim mạch cần nhanh chóng điều trị bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc với liều cao hơn.

Dự phòng biến cố về tim mạch

Đối với các bệnh nhân tăng huyết áp thường sẽ kèm theo bệnh lý về tim mạch hoặc tiểu đường týp 2. Lý do là vì bệnh nhân điều trị stain để hạ mỡ máu.

Giảm cholesterol toàn phần xuống mức dưới 4.5 mmol/L (175 mg/dL) và giảm LDL-cholesterol xuống dưới 2.5 mmol/L (100 mg/dL).

Đối với các bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh lý tim mạch chưa rõ nguy cơ. Bệnh nhân cần được điều trị dự phòng bằng statin dù cholesterol toàn phần/LDL-C chưa tăng.

Ngoài ra cần lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khi đã kiểm soát tốt huyết áp. Điều này giúp giảm tối thiểu nguy cơ xuất huyết não.

Tái khám định kỳ và theo dõi bệnh

Sau khi đã thực hiện chẩn đoán điều dưỡng bệnh tăng huyết áp. Người bệnh cần thực hiện đúng theo lịch trình khám bệnh của bác sĩ. Việc thực hiện đúng lịch tái khám là cách để bác sĩ có thể theo dõi bệnh một cách hiệu quả,điều chỉnh kịp thời phác đồ điều trị bệnh.

Đối với những bệnh nhân đang ở giai đoạn nguy cơ thấp cần thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà. Những bệnh nhân có nguy cơ bệnh cao cần được tái khám thường xuyên hơn.

lưu ý về Chẩn đoán Điều dưỡng bệnh tăng huyết áp
Cần lưu ý một vài điều trong quá trình điều trị tăng huyết áp

>>>Xem thêm: Thuận lợi và khó khăn của ngành điều dưỡng bạn nên biết 

Kết luận

Chẩn đoán điều dưỡng bệnh tăng huyết áp rất quan trọng trong việc phát hiện bệnh tăng huyết áp. Thông qua việc đánh giá các yếu tố nguy cơ và theo dõi sát sao tình trạng  sức khỏe có thể đưa ra những giải pháp điều trị tốt, mang lại hiệu quả cao. Từ đó giảm thiểu một số nguy  cơ biến chứng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những điều dưỡng tận tụy, hi sinh thầm lặng vì người bệnh
Những điều dưỡng tận tụy, hi sinh thầm lặng vì người bệnh

06-05-2024

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, họ ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực...

Ưu điểm của Y học Cổ truyền khi điều trị các bệnh lý
Ưu điểm của Y học Cổ truyền khi điều trị các bệnh lý

24-03-2025

Y học Cổ truyền là phương pháp duy trì sức khoẻ và điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết hôm nay, sẽ phân tích rõ về những ưu điểm của Y học Cổ Truyền...

Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng ở hiện tại?  
Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng ở hiện tại?  

03-03-2025

“Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng ở hiện tại?” là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất mỗi mùa tuyển sinh. Mặc dù cả hai...

Cơ hội học tập và làm việc Điều dưỡng tại Cộng hòa Liên Bang Đức
Cơ hội học tập và làm việc Điều dưỡng tại Cộng hòa Liên Bang Đức

06-05-2024

Hội Điều dưỡng Việt Nam nhận được Thông tin của Công ty TNHH VICAT Toàn cầu đề nghị giới thiệu về dự án GAVIC (German and Vietnam Intellectually Care) để đưa...

Giải đáp học Dược có học giải phẫu không chi tiết nhất 
Giải đáp học Dược có học giải phẫu không chi tiết nhất 

18-03-2025

Bạn thắc mắc “Học Dược có học giải phẫu không?”. Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về ngành Dược, đặc biệt là...