Lịch sử tên gọi Điều dưỡng và Thông điệp

Thứ Hai, 06/05/2024 - 14:12

                                                    LỊCH SỬ TÊN GỌI ĐIỀU DƯỠNG VÀ THÔNG ĐIỆP

Ths Phạm Đức Mục

Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam

Hệ thống y tế Thế giới đang thay đổi theo hướng cân bằng giữa CHỮA “CURE” và CHĂM “CARE”.

Một hệ thống y tế có chất lượng không chỉ dựa vào bác sĩ.

Lực lượng Điều dưỡng – Hộ sinh có tiềm năng rất lớn, họ có thể tạo nên những khác biệt về chất lượng của Hệ thống Y tế.

Là người đi cùng quá trình phát triển nghề Điều dưỡng, một ký ức nghề nghiệp làm tôi không bao giờ quên, đó là ngay từ sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, Miền Bắc gọi là Y tá, Miền Nam gọi là Điều dưỡng, các đồng nghiệp của các tỉnh Miền Nam đã tha thiết kiến nghị BYT bỏ từ Y tá.

Năm 1992, Cố GS VS. Phạm Song lúc đó là Bộ trưởng Bộ Y tế, người mà chúng tôi mệnh danh là “Bà đỡ” cho sự đổi mới ngành Điều dưỡng, mở đầu bằng Quyết định cho phép thành lập Phòng Điều dưỡng trong các BV. Giáo sư đã chấp thuận đề nghị của Hội Điều dưỡng Việt Nam và đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị dùng tên nghề Điều dưỡng thay cho nghề Y tá. Tuy nhiên, mãi tới năm 2005 mới được Chính phủ phê duyệt, kể từ đó đã 15 năm hệ thống y tế Việt Nam không còn nghề Y tá và được thay bằng nghề Điều dưỡng.

Quá trình đổi tên nghề từ Y tá sang Điều dưỡng là quá trình thay đổi nhận thức. Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà nghiên cứu đã có bằng chứng khoa học khẳng định vai trò thiết yếu của Điều dưỡng trong hệ thống y tế.

Trên thực tế, Điều dưỡng viên là lực lượng cung cấp dịch vụ y tế nhiều nhất, trực tiếp nhất và thường xuyên nhất với người bệnh. Điều này được chứng minh ngay trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh do COVID-19 hiện nay, ĐDV là người luôn ở tuyến đầu. Họ sát cánh bên cạnh những người bệnh dương tính với COVID-19 và cả những người cách ly theo dõi. Họ vừa phối hợp với bác sĩ về điều trị, vừa theo dõi chăm sóc, vừa tư vấn và trấn an tâm lý cho NB. Họ luôn là những chiến sĩ thầm lặng trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Nhân kỷ niệm ngày truyền thống của ngành Y tế Việt Nam 27/2/2020, một hành động thiết thực để ghi nhận giá trị nghề nghiệp và những đóng góp to lớn của Điều dưỡng viên, những chiến sĩ đánh giặc ốm là hãy dùng một tên duy nhất để gọi những người làm công việc chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp là ĐIỀU DƯỠNG.

Điều đó vừa đúng với chức danh Nhà nước quy định, vừa phù hợp với phạm vi chuyên môn của họ và vừa làm các Điều dưỡng viên tự hào hơn với nghề nghiệp.

Đầu tư cho Điều dưỡng và nâng cao vị thế Nghề ĐD để người bệnh được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc tốt nhất và an toàn nhất do Điều dưỡng viên cung cấp./.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nữ Điều dưỡng mang theo “Lời thề Hippocrates” đến Bình Dương
Nữ Điều dưỡng mang theo “Lời thề Hippocrates” đến Bình Dương

06-05-2024

SKĐS – Điều dưỡng Đinh Thị Thanh Huệ (Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) được tăng cường cho tỉnh Bình Dương vừa có...

Buổi tọa đàm với chủ đề “Bảo vệ chiến sĩ áo trắng trước làn sóng thứ 2 dịch Covid-19”
Buổi tọa đàm với chủ đề “Bảo vệ chiến sĩ áo trắng trước làn sóng thứ 2 dịch Covid-19”

06-05-2024

Ngày 5/8/2020, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Bảo vệ chiến sĩ áo trắng trước làn sóng thứ 2 dịch Covid-19” với sự tham...

Tài liệu của Bộ Y tế về Kiểm soát nhiễm khuẩn
Tài liệu của Bộ Y tế về Kiểm soát nhiễm khuẩn

06-05-2024

Văn phòng Hội Điều dưỡng Việt Nam xin gửi đến quý thầy/cô, anh/chị các văn bản của Bộ Y tế về Kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng ngừa chuẩn (1) Thông tư...

Các quy trình điều dưỡng cơ bản đúng – chuẩn theo quy định 
Các quy trình điều dưỡng cơ bản đúng – chuẩn theo quy định 

12-06-2024

Các quy trình điều dưỡng cơ bản là một quá trình gồm nhiều bước người điều dưỡng phải thực hiện trong hoạt động chăm sóc người bệnh. Dễ hiểu hơn...

[Cập nhật]Poster truyền thông phòng chống Covid-19
[Cập nhật]Poster truyền thông phòng chống Covid-19

06-05-2024

Để góp phần cùng Chính phủ, ngành y tế và toàn xã hội chung tay chiến thắng đại dịch COVID-19, Văn phòng Hội Điều dưỡng Việt Nam và Trung tâm Tư vấn &...