Thứ bảy, 28/12/2024 - 21:37
Điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế. Đây là một khâu thiết yếu để bảo vệ bệnh nhân, ngăn chặn sự lây lan của bệnh lây nhiễm tại bệnh viện, đảm bảo sức khỏe con người. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng viên trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ngay nhé.
Điều dưỡng viên đóng góp một phần không nhỏ vào công việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế. Họ giúp hạn chế tối đa trường hợp người bệnh hoặc người nhà mắc các bệnh lây nhiễm trong thời gian ở bệnh viện.
Từ đó, cải thiện hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Đồng thời, nâng cao danh tiếng, tăng uy tín cho cơ sở y tế. Có thể nói họ là một mắt xích quan trọng và không thể thiếu tại bất kỳ bệnh viện nào.
Trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của điều dưỡng viên trong công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh lây nhiễm.
Qua đó, họ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn tại bệnh viện, giảm chi phí điều trị cũng như gia tăng uy tín, danh tiếng cho cơ sở y tế.
Chính vì vậy, công tác huấn luyện, tuyên truyền, tạo điều kiện làm việc tốt cho điều dưỡng viên là rất cần thiết.
Khi nhắc đến điều dưỡng, hầu hết mọi người chỉ thấy vai trò quan trọng của họ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Rất ít người thấy hết được những việc làm của điều dưỡng để đảm bảo ngừa sự lây nhiễm những tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác. Hoặc những dụng cụ chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn, không gian làm việc ô nhiễm.
Cụ thể, điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ cần phải thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo an toàn cho bệnh viện:
Thao tác này giúp làm sạch tay các vết bẩn cũng như hạn chế tối đa vi khuẩn trên tay nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các tác nhân gây bệnh có thể thường trú hoặc tạm trú trên tay nhân viên y tế không lây nhiễm sang người bệnh.
>>>Xem thêm: Điều dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy: Khám phá chi tiết từ A-Z
Điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn cần phải rửa sạch tay ngay sau khi chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với dịch sinh học, máu, chất tiết của người bệnh.
Hoặc sau khi đụng chạm vào vùng xung quanh của người bệnh. Hành động này giúp phòng ngừa lây nhiễm các tác nhân gây bệnh lây truyền từ bệnh nhân này đến bệnh nhân khác qua trung gian là bàn tay.
Đây tưởng chừng là một công việc đơn giản và được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, nó lại rất hữu hiệu để giúp ngăn ngừa viêm phổi mắc phải trong bệnh viện.
Đặc biệt là với những người bệnh nằm lâu, hôn mê, ứ đọng đờm dãi, trẻ nhỏ không có khả năng tự vệ sinh, người có thông khí hỗ trợ.
Điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn cũng có nhiệm vụ tắm cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật hoặc làm một số thủ thuật xâm lấn nhằm chẩn đoán, điều trị.
Nhiệm vụ này góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ vết mổ bị nhiễm khuẩn. Theo một nghiên cứu khoa học tại bệnh viện năm 2015, tỷ lệ vết mổ bị nhiễm khuẩn là 7.0%. Tuy nhiên, đến năm 2016, tỷ lệ này đã giảm còn 3.3%.
Với những người già, người nằm lâu và không tự mình chăm sóc bản thân thì việc đặt ống thông tiểu là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định bởi rất dễ nhiễm khuẩn. Điều dưỡng viên sẽ là người trực tiếp thực hiện công việc này.
Trong quá trình thăm khám và điều trị cho người bệnh sẽ có rất nhiều rác thải: kim tiêm, bông băng,… Các loại rác này tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn và có thể gây lây nhiễm từ người bệnh này sang người bệnh khác nếu chẳng may chạm vào.
Người điều dưỡng viên thực hiện nhiệm vụ này cũng đồng thời phải phân loại, thu gom các loại rác này theo đúng quy định. Bên cạnh đó là hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân thực hiện vứt rác đúng nơi quy định, thực hiện tốt công tác phòng chống nhiễm khuẩn.
Bên cạnh những nhiệm vụ trên, điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn còn thực hiện rất nhiều thao tác chăm sóc quan trọng khác hàng ngày. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị của người bệnh, nhân viên y tế cũng như bệnh viện.
Trên đây là vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng kiểm soát nhiễm khuẩn mà Hội điều dưỡng đã tổng hợp. Hy vọng qua chia sẻ trên đã giúp điều dưỡng viên hiểu hơn về trách nhiệm của bản thân. Bên cạnh đó là cập nhật kiến thức và tuân thủ quy định tại cơ sở y tế để xây dựng một môi trường y tế an toàn, hiệu quả.
17-05-2024
Chương trình học điều dưỡng có những điều gì? Công tác điều dưỡng là một mắt xích quan trọng, là một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc...
23-07-2024
Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm? Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong mỗi mùa thi cử. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, các...
04-10-2024
Dược liệu là gì? Nói đơn giản nó là những nguyên liệu sinh trưởng từ tự nhiên như động – thực vật, khoáng vật có công dụng chữa bệnh. Sau nhiều...
14-07-2024
Học Y học cổ truyền ở đâu là điều nhiều thí sinh đặc biệt lưu ý trong mùa tốt nghiệp năm nay. Ngành học đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của...
03-06-2024
Điều dưỡng viên là làm gì? Nhiệm vụ của nghề điều dưỡng là gì? Đây là thắc mắc của nhiều học sinh/ sinh viên trong quá trình tìm hiểu về nghề nghiệp...