Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng phổ biến và lưu ý khi tiêm  

Thứ Bảy, 08/02/2025 - 18:13

Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng đóng vai trò quan trọng để giúp thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân an toàn và hiệu quả. Điều dưỡng viên cần nắm vững các kỹ thuật này để đảm bảo quá trình điều trị thuận lợi, giảm rủi ro. Nếu bạn vẫn chưa nắm được, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các phương pháp phổ biến nhất. Đọc và tìm hiểu ngay. 

Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng phổ biến nhất hiện nay 

Tại các cơ sở y tế hiện nay, có 4 kỹ thuật tiêm truyền phổ biến, thường xuyên được áp dụng. Cụ thể là: 

Kỹ thuật tiêm trong da 

Một trong các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng phổ biến nhất hiện nay là kỹ thuật tiêm trong da. Thực hiện kỹ thuật này, điều dưỡng viên sẽ đưa một lượng thuốc nhỏ vào lớp thượng bì trong da.

Vị trí tiêm thường gặp là ở cơ Delta hoặc ⅓ mặt trong cẳng tay. Kim tiêm được sử dụng có cỡ 26 – 27g, dài từ 0,6 – 1,3 cm, góc tiêm 15 độ. Thuốc sau khi vào lớp thượng bị sẽ được hấp thụ dần vào máu và có hiệu quả một cách từ từ. 

Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng - tiêm trong da
Một trong các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng phổ biến nhất là tiêm trong da

>>>Xem thêm: Cách viết y lệnh thuốc đúng chuẩn nhân viên y tế nên biết 

Chỉ định sử dụng kỹ thuật tiêm trong da: 

  • Tiêm vắc xin BCG để phòng bệnh lao ở trẻ sơ sinh 
  • Phản ứng Mantoux để có thể phát hiện kịp thời trường hợp đã bị nhiễm trực khuẩn lao M.Tuberculosis
  • Thử phản ứng của cơ thể trước một số loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là một số loại dễ khiến cơ thể sốc phản vệ như penicillin, streptomycin,… trước khi đưa vào cơ thể. 
  • Thử phản ứng của huyết thanh có khả năng kháng uốn ván, kháng nọc rắn không. 

Kỹ thuật tiêm dưới da 

Đề cập đến các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng chắc chắn không thể bỏ qua kỹ thuật tiêm dưới da. Tiêm dưới da là việc tiêm thuốc hay dung dịch vào các mô liên kết dưới da của người bệnh.

Vị trí thường được lựa chọn để tiêm là bụng dưới, mặt ngoài đùi trên, hai bên bả vai. Giữa các lần tiêm sẽ thay đổi vị trí, cách nhau ít nhất 3cm. 

Kim tiêm được sử dụng trong kỹ thuật này thường là loại cỡ 25g, dài từ 1-1,6cm. Góc tiêm sẽ khoảng 45 độ so với bề mặt da. 

Trường hợp chỉ định sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da thường là:

  • Gây tê bệnh nhân
  • Tiêm insulin
  • Tiêm vắc xin 
Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng - tiêm dưới da
Kỹ thuật tiêm dưới da là đưa thuốc vào các mô liên kết dưới da

Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng – Kỹ thuật tiêm bắp 

Với kỹ thuật tiêm bắp, điều dưỡng viên sẽ đưa trực tiếp thuốc vào cơ bắp của người bệnh. Kỹ thuật này thường được áp dụng khi cần thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn, khi thuốc có thể gây kích ứng nếu tiêm tĩnh mạch hoặc dung dịch muốn đưa vào cơ thể là dung dịch đẳng trương. 

Vị trí tiêm bắp thường gặp: cơ delta (bắp tay), cơ bắp sâu, cơ đùi ngoài, cơ vùng sau ngoài mông. 

Kỹ thuật này tương đối đơn giản và người bệnh có thể tự tiêm tại nhà. Loại kim tiêm được sử dụng là kim cơ 21-23g và chiều dài từ 2,5-4cm, góc tiêm là 90 độ. 

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 

Đứng cuối cùng trong danh sách các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng là tiêm tĩnh mạch. Với phương pháp này, điều dưỡng viên sẽ đưa thuốc/ vắc xin/ dung dịch trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. 

Kim tiêm được sử dụng là loại cỡ 19 – 21g, dài khoảng 2.5 – 4cm. Góc tiêm sẽ phụ thuộc vào loại tĩnh mạch, dao động 30 – 40 độ. Vị trí tiêm tĩnh mạch cần có kích thước to, ít di động và xa khớp, chẳng hạn như tĩnh mạch ngoại biên, tĩnh mạch ở các chi,… 

Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng - tiêm tĩnh mạch 
Nhắc đến các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng không thể bỏ qua tiêm tĩnh mạch

Trường hợp chỉ định tiêm tĩnh mạch thường là bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân không thể uống thuốc, chuẩn bị mổ hay không muốn hợp tác. Ngoài ra các loại thuốc hoặc dung dịch có tác dụng nhanh cũng thường áp dụng phương pháp này. 

Lưu ý quan trọng khi thực hiện tiêm truyền 

Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng thường là những kỹ thuật phổ biến, đơn giản mà bất kỳ cá nhân điều dưỡng, y sĩ, bác sĩ nào cũng có thể thực hiện.

Tuy nhiên, điều dưỡng viên khi thực hiện tiêm truyền cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây để đảm bảo phát huy tối đa công dụng: 

  • Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu và 5 đúng trong suốt quá trình tiêm thuốc cho người bệnh. 
  • Việc lựa chọn một trong các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng áp dụng với bệnh nhân sẽ phụ thuốc vào chỉ định của bác sĩ, đối tượng tiêm hay tính chất thuốc. 
  • Sau khi tiêm xong, điều dưỡng viên cần theo dõi bệnh nhân để phát hiện kịp thời các biến chứng và rủi ro có thể xảy ra. 
  • Nếu xảy ra vấn đề bất thường, điều dưỡng viên cần có phương án xử lý kịp thời, đồng nhân, báo ngay cho bác sĩ cho chuyên môn để xử lý. 
Các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng
Lưu ý dành cho điều dưỡng khi thực hiện tiêm truyền

Lời kết

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn các kỹ thuật tiêm của điều dưỡng phổ biến và lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên sẽ hữu ích và hỗ trợ bạn một phần trong quá trình nghiên cứu, làm việc thực tế. Nếu bạn quan tâm đến các kỹ thuật tiêm và những vấn đề xoay quanh công việc điều dưỡng, đừng quên theo dõi Hội điều dưỡng để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào trong năm? Ý nghĩa 
Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào trong năm? Ý nghĩa 

28-12-2024

Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào của năm? Đây là một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp thầm lặng của những người làm nghề điều dưỡng...

Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền: Tất tần tật thông tin
Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền: Tất tần tật thông tin

18-10-2024

Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền là một trong những phương pháp trị liệu y học cổ truyền phổ biến. Theo đó, thầy thuốc sẽ sử dụng tay tác động lên...

Chương trình đào tạo Điều dưỡng Cao Đẳng gồm có những kiến thức nào?
Chương trình đào tạo Điều dưỡng Cao Đẳng gồm có những kiến thức nào?

20-05-2024

Điều dưỡng là một ngành quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc y tế, đảm nhận vị trí hỗ trợ đội ngũ bác sĩ và bệnh nhân. Vậy chương trình đào tạo Điều...

Review Cao đẳng Điều dưỡng Phạm Ngọc Thạch chi tiết
Review Cao đẳng Điều dưỡng Phạm Ngọc Thạch chi tiết

06-07-2024

Cao đẳng Điều dưỡng Phạm Ngọc Thạch đã và đang trở thành một trong những điểm cung cấp nguồn nhân lực điều dưỡng chất lượng cho các cơ sở y tế....

Giải đáp học điều dưỡng có cần giỏi tiếng anh không? 
Giải đáp học điều dưỡng có cần giỏi tiếng anh không? 

21-09-2024

Học điều dưỡng có cần giỏi tiếng Anh không là câu hỏi của rất nhiều sinh viên khi đang theo học ngành này. Thực tế, điều dưỡng viên không có ngoại ngữ...