Hướng dẫn kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y chi tiết nhất
Thứ Ba, 25/02/2025 - 15:55
Kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y cần phải được thực hiện đúng chuẩn để phát huy tối đa công dụng của bài thuốc, đảm bảo hiệu quả và tác dụng điều trị. Vậy sắc thuốc như thế nào là đúng? Bài viết của Hội điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách sắc thuốc chi tiết từ A-Z, cùng đọc và tìm hiểu ngay.
Tầm quan trọng của việc sắc thuốc trong Đông y
Sắc thuốc trong Đông y có vai trò cực quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và sức khỏe con người.
Chiết xuất được tối đa dược chất: Quá trình sắc thuốc trực tiếp ảnh hưởng đến việc bảo toàn dược tính của các vị thuốc. Mỗi loại thảo dược sẽ có những thành phần hoạt chất và đặc tính riêng, vì vậy, cần phải sử dụng phương pháp sắc phù hợp để phát huy công dụng.
Đảm bảo an toàn cho người bệnh: Việc thực hiện kỹ thuật sắc thuốc bằng dụng cụ không phù hợp như nồi kim loại, hay đun quá lâu,… đều làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.
Kỹ thuật sắc thuốc có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh
Kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y đúng chuẩn tại nhà
Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng trong đó là do cách sắc. Dưới đây là các bước quan trọng mà bạn cần tuân thủ khi sắc thuốc:
Chuẩn bị trước khi sắc thuốc
Trước khi thực hiện kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y, cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên liệu bao gồm:
Ấm sắc thuốc: Người xưa thường chỉ dùng ấm đất để sắc thuốc, sản phẩm giữ được nhiệt độ lâu và gần như không gây tương tác gì với các vị thuốc. Tuyệt đối không được dùng ấm bằng kim loại, đặc biệt là nhôm. Bởi vì trong các vị thuốc có rất nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy, làm biến đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nước sắc thuốc: Có thể dùng nước mưa, nước giếng hoặc nước máy sạch để thực hiện kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y. Lượng nước được sử dụng để sắc thuốc tùy thuộc vào số lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Theo kinh nghiệm, nên đổ nước ngập thuốc khoảng 2 đốt ngón tay là vừa; từ lần sắc thứ hai trở đi thì đổ ít hơn lần trước một chút.
Thuốc: Nên ngâm thuốc với nước sạch từ 15 – 20 phút để nước ngấm đều vào bên trong thuốc. Như vậy, khi sắc sẽ chiết xuất được tối đa dược tính của thuốc. Trong trường hợp thang thuốc có nguồn gốc từ động vật và thực vật cứng rắn như miết giáp, quy bản, long cốt, mẫu lệ, hạnh nhân, đào nhân, sa nhân, nhục đậu khấu,… thì cần đập vụn, giã nhỏ mịn vị thuốc rồi mới bỏ vào nồi đun.
Nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị trước khi sắc thuốc
Thực hiện kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y
Đổ nước sạch và dược liệu vào trong ấm sắc thuốc. Tiếp đến cho lên bếp và đun sôi. Thời gian đun sẽ không cố định mà tùy thuộc vào loại thuốc, cụ thể:
Thuốc bổ: Các thang thuốc bổ sẽ thường gồm nhiều vị thuốc từ các loại củ, rễ cây, sừng, xương động vật,… vì vậy cần phải sắc kỹ. Đun thuốc bằng nhiệt độ cao đến khi sôi lên, sau đó hạ lửa nhỏ để đun kỹ, nước đầu sắc trong khoảng 45 phút, nước sau khoảng 30 phút.
Thuốc giải cảm: Các thang thuốc giải cảm thường bao gồm các loại cây cỏ như bạc hà, kinh giới, kim ngân, ma hoàng, hành, gừng,… Nếu sắc quá lâu các vị thuốc sẽ bị phát tán mất. Vì vậy, chỉ đổ nước ngập mặt thuốc khoảng 1cm, dùng lửa to đun nhanh khoảng 10 phút, rồi rót ra uống ngay.
Các vị thuốc khác: Bài thuốc chữa bệnh nội khoa như thuốc hoạt huyết, thuốc thanh can, thuốc kiện tỳ,… cần dùng lửa to đun sôi, lửa nhỏ sắc kỹ trong khoảng 30 phút, các nước sau khoảng 20 phút.
Khi thực hiện kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y cần lưu ý thời gian sắc thuốc
Như vậy, khi sắc thuốc cần để ý lượng nước ban đầu phải phủ ngập mặt thuốc, nhiệt độ tùy vào loại thuốc. Sau khi sắc, nước thuốc hơi nhiều có thể cô đặc lại, ngược lại, nếu nước thuốc ít có thể pha thêm nước đun sôi và chia ra uống trong ngày.
Thông thường, với một bài thuốc Đông y, người bệnh sẽ sắc thuốc 2 lần. Nước trong 2 lần cho hòa vào nhau rồi mới uống.
Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y
Số lượng nước, thời gian nấu thuốc sẽ thường do lương y chỉ định. Người sắc thuốc cần phải lưu ý nhớ kỹ những thông tin này để thực hiện sắc thuốc đúng, phát huy tối đa công dụng của thuốc.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y cần phải đậy nắp (ấm, nồi) kín để tránh hương vị, hoạt chất thuốc tỏa hơi, đặc biệt là những vị thuốc quý như sâm, nhung, hải mã, yến,…
Nếu vị thuốc thuốc dạng keo thì cần phải hòa tan với nước nóng trước, sau đó mới cho vào nấu để mang đến hiệu quả.
Uống thuốc vào thời điểm nào, uống bao nhiêu, uống làm bao nhiêu lần,… ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của thuốc với cơ thể. Do vậy, cần phải hỏi thật kỹ lương y vấn đề này để tránh dùng sai, làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra cũng cần phải hỏi thật kỹ các thực phẩm kiêng kị với thuốc và tránh sử dụng các loại thực phẩm này trong thời gian dùng thuốc.
Lưu ý quan trọng khi thực hiện kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y
Lời kết
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y. Đây là một bước quan trọng để cơ thể có thể hấp thụ được các dược liệu, tăng cường sức khỏe. Với mỗi loại thuốc sẽ tương ứng với cách xử lý, lượng nước, thời gian đun, cách uống khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến có thầy thuốc và thực hiện đúng chuẩn để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị nhé.
Thực hiện Kế hoạch số 48/KH/BTGTW ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác thông tin, truyền thông phòng chống dịch Covid-19. Tổng hội Y...