Phản ứng sinh vật trong truyền máu: Nguyên nhân, cách xử lý

Thứ Hai, 17/02/2025 - 13:21

Phản ứng sinh vật trong truyền máu là hiện tượng cơ thể người nhận phản ứng với lượng máu được truyền vào, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, tan máu cấp tính là gì. Vậy, phản ứng sinh vật là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách phòng tránh là gì? Cùng Hội điều dưỡng tìm hiểu chi tiết các vấn đề trên ngay. 

Phản ứng sinh vật trong truyền máu là gì? 

Phản ứng sinh vật trong truyền máu hay còn được biết đến là phản ứng sinh vật Ochlecber. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể trước những thành phần lạ trong máu được truyền vào cơ thể. 

Thực hiện phản ứng sinh vật Ochlecber một bước quan trọng trong quy trình truyền máu. Để có thể phát hiện kịp thời các phản ứng bất lợi có thể xảy ra với cơ thể với lượng máu sắp được truyền vào. Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và đảm bảo toàn cho người bệnh. 

Phản ứng sinh vật trong truyền máu
Tìm hiểu về phản ứng sinh vật khi truyền máu

Trong nội dung tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình thực hiện, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý với phản ứng sinh vật nhé. 

Quy trình thực hiện phản ứng sinh vật trong truyền máu 

Các bước thực hiện quy trình phản ứng sinh vật Ochlecber cụ thể như sau: 

  • Truyền một lượng máu nhỏ (20ml) với tốc độ bằng đúng tốc độ theo y lệnh của bác sĩ; 
  • Tiếp đến cho chảy chậm theo tốc độ 8 – 10 giọt/ phút. Nếu sau 5 phút không thấy có triệu chứng bất thường thì cho chảy theo tốc độ của y lệnh 20ml máu nữa. 
  • Rồi tiếp tục cho chảy chậm trong vòng 5 phút để theo dõi. Nếu không có gì xảy ra thì tiếp tục truyền theo tốc độ y lệnh của bác sĩ. 
Quy trình Phản ứng sinh vật trong truyền máu
Quy trình thực hiện phản ứng sinh vật chi tiết chuẩn y khoa

Nguyên nhân gây ra phản ứng sinh vật khi truyền máu 

Phản ứng sinh vật trong truyền máu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Không tương thích nhóm máu 

Truyền nhầm nhóm máu ABO là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phản ứng sinh vật trong truyền máu. Khi truyền máu không tương thích về nhóm máu, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng để loại bỏ lượng máu vừa truyền, gây ra các tác dụng phụ như sốt, lạnh ran, tan máu cấp tính, ghép chống chủ,… 

Không tương thích yếu tố Rh 

Rh là yếu tố quan trọng thứ hai của nhóm máu. Người mà Rh âm tính (Rh-) nhận máu Rh dương tính (Rh+) có thể phát triển kháng thể chống lại, dẫn đến phản ứng bất thường khi truyền máu. 

Cơ thể chống lại các kháng nguyên khác 

Ngoài hệ thống ABO và Rh, còn có 4 nhóm hồng cầu thường gây tán huyết khi truyền máu là Kell, Duffy, Kidd và MNS. Những phản ứng sinh vật trong truyền máu này thường xuất hiện khá chậm, được phát hiện vì không tăng hemoglobin/ hematocrit như dự kiến. 

Với một kháng nguyên hồng cầu để kích thích sản xuất kháng thể sau khi được truyền máu, kháng nguyên phải có tính miễn dịch và phổ biến. Nếu kháng nguyên có tính miễn dịch cao nhưng tỷ lệ thấp, nó không thể truyền. 

Các kháng thể tán huyết là kháng thể IgC hoạt động ở 37 độ C. Sự tán huyết rất hiếm khi xảy ra với kháng thể IgM. 

Không tương thích nhóm bạch cầu và tiểu cầu 

Sự không phù hợp nhóm bạch cầu và tiểu cầu giữa người nhận và người cho máu có thể dẫn tới tương tác giải phóng các chất gây sốt. 

nguyên nhân dẫn đến Phản ứng sinh vật trong truyền máu
Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến phản ứng sinh vật trong truyền máu

Máu truyền bị nhiễm khuẩn

Máu bị nhiễm khuẩn bị truyền vào cơ thể, người bệnh có thể gặp các phản ứng bất lợi: sốt, rét run, nhiễm trùng,…

Để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến phản ứng sinh vật trong truyền máu, việc kiểm tra và đối chiếu các nhóm máu, yếu tố Rh cũng như thực hiện phản ứng sinh vật là vô cùng quan trọng. 

Các phản ứng sinh vật trong truyền máu phổ biến  

Dưới đây là các phản ứng sinh vật thường gặp trong khi truyền máu: 

  • Sốt: Đây là phản ứng phổ biến, thường xảy ra sau khi truyền máu. Sốt có thể kèm theo rét run;
  • Dị ứng: Nổi mề đay (sẩn ngứa), sốc phản vệ, khó thở, đau bụng, vã mồ hôi,…;
  • Khó thở: Khi truyền máu quá nhanh hoặc với thể tích lớn, người bệnh có thể bị khó thở;
  • vv

Các xử trí khi gặp phản ứng sinh vật trong truyền máu 

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu bất thường trong quá trình truyền máu, nhân viên điều dưỡng cần ngừng truyền ngay lập tức. Sau đó, báo cáo cho bác sĩ điều trị chính để đánh giá lại tình trạng của người bệnh. Sử dụng các loại thuốc và biện pháp cấp cứu theo chỉ thị để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Song song đó là kiểm tra lại nhóm máu của người bệnh và túi máu được truyền để phát hiện vấn đề nhanh chóng hơn. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời cũng như phòng tránh trong các lần truyền máu tiếp theo. 

Các xử trí khi gặp Phản ứng sinh vật trong truyền máu
Các xử trí khi gặp phản ứng sinh vật trong truyền máu

>>>Xem thêm: Hướng dẫn quy trình truyền máu tại giường chi tiết các bước 

Kết luận 

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn đọc các thông tin liên quan về phản ứng sinh vật trong truyền máu. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, có các biện pháp dự phòng để việc truyền máu diễn ra an toàn hơn. Đừng quên theo dõi Hội điều dưỡng để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích về việc truyền máu nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giải đáp học điều dưỡng có cần giỏi tiếng anh không? 
Giải đáp học điều dưỡng có cần giỏi tiếng anh không? 

21-09-2024

Học điều dưỡng có cần giỏi tiếng Anh không là câu hỏi của rất nhiều sinh viên khi đang theo học ngành này. Thực tế, điều dưỡng viên không có ngoại ngữ...

Dược sĩ nghiên cứu: Người hùng thầm lặng trong lĩnh vực y tế
Dược sĩ nghiên cứu: Người hùng thầm lặng trong lĩnh vực y tế

12-01-2025

Dược sĩ nghiên cứu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy dược sĩ chuyên nghiên...

Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào trong năm? Ý nghĩa 
Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào trong năm? Ý nghĩa 

28-12-2024

Ngày Điều dưỡng Quốc tế là ngày nào của năm? Đây là một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp thầm lặng của những người làm nghề điều dưỡng...

SBAR trong y khoa: Công cụ giao tiếp hiệu quả tại cơ sở y tế
SBAR trong y khoa: Công cụ giao tiếp hiệu quả tại cơ sở y tế

04-02-2025

SBAR trong y khoa là một khung giao tiếp hiệu quả được phát triển bởi Hải quân Mỹ. Việc áp dụng khung giao tiếp này sẽ giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình...

Trình dược viên: Các thông tin chi tiết cho bạn tham khảo 
Trình dược viên: Các thông tin chi tiết cho bạn tham khảo 

29-09-2024

Trình dược viên là những người chuyên giới thiệu thuốc giúp các công ty y tế đến người tiêu dùng. Họ giữ các chức vị như bác sĩ, y tá, dược sĩ,…...