Quyền hạn của điều dưỡng viên: Những điều nên biết 

Thứ Tư, 12/02/2025 - 07:22

Việc hiểu rõ quyền hạn của điều dưỡng viên không chỉ giúp nhân viên điều dưỡng làm đúng phạm vi trách nhiệm mà còn đảm bảo chất lượng chăm sóc y tế và mang đến cho người bệnh dịch vụ tốt nhất. Vậy điều dưỡng viên có quyền hạn gì tại cơ sở y tế? Cùng tìm hiểu vấn đề này chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của Hội điều dưỡng

Hiểu đúng điều dưỡng viên là gì?

Để hiểu rõ quyền hạn của điều dưỡng viên là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu sơ qua về chức vị này ngay. 

Điều dưỡng viên là cụm từ để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ triển khai các phương pháp điều trị, chăm sóc người bệnh hàng ngày, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh cũng như gia đình họ. 

quyền hạn của điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên phụ trách chăm sóc sức khỏe người bệnh

Quyền hạn của điều dưỡng viên là gì? 

Điều dưỡng viên có những quyền hạn nhất định được pháp luật quy định. Với mục đích đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh được thực hiện an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số quyền hạn chính của điều dưỡng viên. 

Thực hiện kỹ thuật chăm sóc với người bệnh 

Theo Thông tư 07/2011/TT-BYT, điều dưỡng viên có quyền thao tác kỹ thuật chăm sóc sức khỏe với bệnh nhân theo chỉ định từ bác sĩ: Đo huyết áp, tiêm thuốc, thay băng, truyền dịch, vệ sinh vết thương,… 

Ngoài ra, điều dưỡng viên cũng có quyền và trách nhiệm theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh và báo cáo cho bác sĩ khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường. 

quyền hạn của điều dưỡng viên là gì
Quyền hạn của điều dưỡng viên: Thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh

Tư vấn, giáo dục sức khỏe 

Quyền hạn của điều dưỡng viên tiếp theo là tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc bản thân trong khi nằm viện và sau khi ra viện. Cũng như hướng dẫn người bệnh hoàn thành các bài tập phục hồi chức năng theo đúng quy trình y khoa.

Chăm sóc vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng cho người bệnh 

Chăm sóc vệ sinh cá nhân bao gồm vệ sinh răng miệng, thân thể, tiểu tiện và đại tiện. Với bệnh nhân cấp II và III có thể tự thực hiện thì điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn. Với bệnh nhân cấp I, điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ thực hiện. 

Quyền hạn của điều dưỡng viên cũng bao gồm hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh. Mỗi người bệnh sẽ cần bổ sung các dưỡng chất và dinh dưỡng khác nhau. Điều dưỡng viên cần phối hợp cùng thầy thuốc để đánh giá chính xác và đưa ra thực đơn phù hợp. 

Động viên, chăm sóc đời sống tinh thần người bệnh 

Bên cạnh chăm sóc về mặt thể chất, điều dưỡng viên cũng có quyền hạn quan tâm đến sức khỏe tinh thần người bệnh. Theo đó, điều dưỡng viên cần có thái độ ân cần và thông cảm với bệnh nhân. Từ đó, giúp bệnh nhân tâm yên tâm, tin tưởng. Tuyệt đối tránh các yếu tố khiến tâm lý, tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng. 

tìm hiểu quyền hạn của điều dưỡng viên
Quyền hạn của điều dưỡng viên: Chăm sóc đời sống tinh thần người bệnh

>>>Xem thêm: Luật hành nghề Điều dưỡng – Quy định quan trọng bạn nên biết

Tham gia điều chỉnh, quản lý hồ sơ bệnh án  

Điều dưỡng viên có quyền ghi chép các diễn biến bệnh và can thiệp điều dưỡng áp dụng với từng bệnh nhân. Đồng thời báo cáo thông tin lên điều dưỡng trưởng. 

Quyền đưa ra đánh giá về người bệnh 

Quyền hạn của điều dưỡng viên bao gồm việc đưa ra đánh giá về người bệnh. Theo đó, nhân viên điều dưỡng phải theo dõi sát sao và đưa ra được các nhận định về bệnh nhân. Trên cơ sở đó, sắp xếp người bệnh theo mức độ ưu tiên và thứ tự. 

Bên cạnh đó, điều dưỡng viên có thực hiện các can thiệp điều dưỡng nếu cần thiết. Khi thấy người bệnh xuất hiện diễn biến bất thường, điều dưỡng viên sẽ đưa ra quyết định và hoạt động trong phạm vi chuyên môn. Song song đó, báo cáo cho bác sĩ trong thời gian ngắn nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời. 

Quyền hạn của điều dưỡng viên với việc sử dụng thuốc 

Điều dưỡng viên có quyền kiểm tra thuốc tại cơ sở y tế. Đồng thời dựa trên chỉ định của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc đúng cho bệnh nhân sử dụng. Đảm bảo 5 đúng gồm đúng người, đúng bệnh, đúng thuốc, đúng định lượng, đúng đường dùng, và dùng thời gian dùng thuốc. 

Điều dưỡng viên không được làm gì? 

Bên cạnh các quyền hạn của điều dưỡng viên, thì nhân viên điều dưỡng cũng chịu một số hạn chế khi thực hiện công việc. Cụ thể: 

  • Không được kê đơn thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn. 
  • Theo quy định của Bộ Y tế, điều dưỡng viên không được thực hiện các thủ thuật xâm lấn như phẫu thuật hay chọc dò. 
  • Mặc dù quyền hạn của điều dưỡng viên bao gồm việc cập nhật thông tin người bệnh vào hồ sơ, nhưng điều đó không bao gồm việc tiết lộ cho bên thứ ba biết. Mỗi điều dưỡng viên cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người bệnh, không được chia sẻ với bất kỳ ai. 
quyền hạn của điều dưỡng viên hạn chế điều gì
Những điều nhân viên điều dưỡng không được làm

Lời kết

Quyền hạn của điều dưỡng viên được quy định rõ ràng giúp đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, chính sách này cũng giúp điều dưỡng viên hiểu rõ hơn trách nhiệm của bản thân, hoàn thành công việc tốt hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tăng cường năng lực đo lường chất lượng bệnh viện
Tăng cường năng lực đo lường chất lượng bệnh viện

11-05-2024

Văn phòng xin gửi đến các anh/chị Bài giảng: “Tăng cường năng lực đo lường chất lượng bệnh viện” do Ths Phạm Đức Mục biên soạn. File đính kèm: Tăng...

Giáo trình điều dưỡng phòng mổ có nội dung trọng tâm là gì?
Giáo trình điều dưỡng phòng mổ có nội dung trọng tâm là gì?

29-05-2024

Giáo trình điều dưỡng phòng mổ cung cấp kiến thức cho sinh viên tất tần tật kiến thức về việc hỗ trợ phẫu thuật viên trước, trong và sau phẫu thuật....

Thực trạng ngành điều dưỡng hiện nay [Mới nhất 2024]
Thực trạng ngành điều dưỡng hiện nay [Mới nhất 2024]

17-10-2024

Thực trạng ngành điều dưỡng hiện nay đang như thế nào? Ngành điều dưỡng hiện nay đang thiếu rất nhiều nhân lực. Không những vậy, nhân lực ngành cũng...

Dược động học là gì? Thông tin về dược động học chi tiết
Dược động học là gì? Thông tin về dược động học chi tiết

04-10-2024

Dược động học là gì? Thuật ngữ “dược động học” có tên tiếng Anh là pharmacokinetics (viết tắt là PK) bắt nguồn từ pharmakon ( nghĩa là dược) và...

Văn bằng 2 là gì và những điều cần biết về văn bằng 2 
Văn bằng 2 là gì và những điều cần biết về văn bằng 2 

03-09-2024

Văn bằng 2 là gì? Đây giấy tờ chứng minh người học đã hoàn thành một khoá học đại học sau chương trình chính quy trước đó. Sau khi hoàn thành chương...