Thứ Năm, 13/02/2025 - 08:13
Quy trình truyền dịch của Bộ Y tế là hướng dẫn quan trọng để giúp nhân viên y tế thực hiện truyền dịch đúng kỹ thuật, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trong quá trình truyền, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Cùng Hội điều dưỡng tìm hiểu quy trình này trong bài viết dưới đây nhé.
Trước khi tìm hiểu quy trình truyền dịch của Bộ Y tế, cùng đọc sơ qua về liệu pháp truyền dịch dưới đây.
Truyền dịch là hình thức đưa vào cơ thể một lượng lớn nước, chất điện giải và chất dinh dưỡng. Có 2 cách để truyền dung dịch và cơ thể người bệnh đó là tiêm truyền tĩnh mạch (thường là ở tĩnh mạch ngoại biên hay trung tâm) và tiêm truyền dưới da (áp dụng với một số dung dịch đặc thù).
Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản và hầu như nhân viên y tế nào cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách thì cũng rất dễ khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm: Tai biến, rối loạn chuyển hóa, sốc phản vệ, phù tim, thận, người bệnh dị ứng với thành phần dịch truyền,… Ngoài ra, truyền dịch cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh mãn tính như HIV, viêm gan.
Quy trình truyền dịch bao gồm các bước chính sau:
Bước đầu tiên trong quy trình truyền dịch của Bộ Y tế là thông báo cho người bệnh về chỉ định truyền dịch. Khi thông báo, nhân viên y tế cần giải thích kỹ thuật truyền dịch cho bệnh nhân và giải đáp thắc mắc (nếu có). Ngoài ra, cũng cần thông báo cho người bệnh thời gian truyền dịch và các lưu ý trước, trong và sau khi truyền dịch.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng cần kiểm tra các chỉ số sinh tồn và người bệnh và đảm bảo họ không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dịch truyền.
Nhân viên y tế cần phải mặc trang phục theo quy định, rửa tay sạch sẽ và sát khuẩn. Tiếp đến chuẩn bị dụng cụ y tế cần thiết cho quá trình truyền dịch này: Dung dịch truyền theo chỉ định của bác sĩ, bộ dây truyền dịch vô khuẩn, kim tiêm, garo, bông gạc vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn, găng tay sạch.
Bước cuối cùng trong quy trình truyền dịch của Bộ Y tế là tiến hành truyền dịch. Nhân viên y tế kiểm tra thông tin trên chai dịch truyền để đảm bảo đúng theo quy định của bác sĩ và không bị hỏng. Tiếp đó, mở nắp chai, cắm đầu dây truyền vào chai và đẩy không khí ra ngoài.
Tiếp theo, bóp đầu cao su cho dịch chảy xuống nửa bầu chai, mở khóa cho dịch chảy vào bồn hạt đậu từ từ cho đến khi hết không khí trong dây. Trong trường hợp có chỉ định pha thêm thuốc vào chai dịch thì cũng cần thực hiện vào lúc này.
Sau khi chuẩn bị xong, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh nằm vào vị trí phù hợp, đưa kim vào tĩnh mạch hoặc dưới da theo chỉ định rồi buộc dây garo cách vị trí truyền khoảng 3cm. Tiếp đến sát khuẩn vị trí truyền dịch và tay.
Theo sau, nhân viên y tế sẽ dùng tay thuận cầm kim chếch góc 15 – 30 độ so với da. Đến khi có máu chảy ra thì tháo dây garo, mở khóa cho dịch chảy vào cơ thể. Điều chỉnh tốc độ dịch chảy cho phù hợp rồi dùng bằng dính cố định đốc kim.
Trong quá trình truyền dịch, nhân viên y tế cần phải quan sát người bệnh để đảm bảo không có gì bất thường xảy ra, ít nhất 15 phút/ lần.
Đến khi dịch truyền còn khoảng 10 – 20ml thì khóa dây truyền lại, rút kim rồi sát khuẩn để kết thúc quá trình truyền dịch.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi truyền dịch cho bệnh nhân mà nhân viên y tế nào cũng cần nắm được để đảm bảo phát huy tối đa công dụng của dịch truyền, giảm thiểu rủi ro.
>>>Xem thêm: Cách xử lý khi truyền dịch bị tắc để tránh biến chứng
Việc đọc kỹ quy trình truyền dịch của Bộ Y tế và tuân thủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo người bệnh có hiệu quả điều trị tốt nhất. Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về kỹ thuật truyền dịch và giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
06-12-2024
Dược học ra làm gì? Ngành dược là ngành chuyên nghiên cứu về cơ thể người và các loại thuốc để chữa trị nên thường làm việc trong các cơ sở y tế,...
16-07-2024
Liên thông Đại học Dược hệ vừa học vừa làm là lựa chọn của nhiều sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng/ Trung cấp Dược. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp...
27-05-2024
Có các học bổng toàn phần ngành điều dưỡng nào đang diễn ra? Điều dưỡng đang là một trong những từ khóa “hot”, được quan tâm nhất trong mùa “chọn...
30-05-2024
Học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng là một trong những vấn đề được quan tâm của nhiều bạn trẻ. Với mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như tay...
14-02-2025
Cuộc thi điều dưỡng viên giỏi là một cuộc thi chuyên môn dành cho điều dưỡng viên tham gia. Nhằm giúp các thí sinh tham gia nâng cao tay nghề và khả năng ứng...