Tiêm tĩnh mạch: Chỉ định, quy trình và biến chứng

Thứ hai, 23/09/2024 - 16:14

Tiêm tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể người bệnh thông qua đường tĩnh mạch ngoại biên. Với kỹ thuật này, hiệu quả điều trị sẽ nhanh hơn, nhưng cũng đào thải ra ngoài nhanh so với phương pháp tiêm khác. Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật tiêm này trong bài viết sau đây cùng Hội Điều Dưỡng.

Trường hợp chỉ định bệnh nhân tiêm tĩnh mạch 

  • Bệnh nhân cấp cứu, suy kiệt;
  • Người bệnh cần tác dụng nhanh của thuốc;
  • Các loại thuốc có thể gây hoại tử da, không bị hấp thu hoặc bị phá hủy bởi đường tiêu hóa;
  • Thuốc có tác dụng đến toàn thân;
  • Người bệnh cần hấp thu một lượng lớn thuốc;
  • Thuốc không được tiêm bắp tay, không được tiêm dưới da, chỉ được tiêm tĩnh mạch;
  • Người bệnh không thể uống thuốc: bị nôn ói, tâm lý không hợp tác,.. 
Các trường hợp chỉ định bệnh nhân cần tiêm vào tĩnh mạch 
Các trường hợp chỉ định bệnh nhân cần tiêm vào tĩnh mạch

Quy trình tiêm tĩnh mạch chi tiết A – Z

Quy trình tiêm chi tiết như sau:

Chuẩn bị trước khi tiêm

  • Nhân viên y tế rửa tay, sát khuẩn, mặc trang phục y tế theo quy định. 
  • Bệnh nhân và người nhà: Được giải thích rõ ràng về cách tiêm tĩnh mạch, hỏi về tiền sử dị ứng, làm test kháng sinh theo chỉ định, đánh giá dấu hiệu sinh tồn. Cũng như được giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật tiêm. 
  • Chuẩn bị dụng cụ: Khay vô khuẩn, bơm kim tiêm, panh, trụ cắm panh, bông gạc, hộp đựng bông gạc, găng tay, cồn, dây garo,..
  • Thuốc: Thuốc để tiêm.

Quy trình tiêm tĩnh mạch 

Quy trình tiêm phải được thực hiện theo nguyên tắc 5 đúng: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng đường dùng, đúng liều và đúng thời gian. Cụ thể quy trình tiêm như sau:

  • Nhân viên y tế sát khuẩn tay, sát khuẩn nắp lọ thuốc và dung môi;
  • Pha thuốc, đảm bảo chất lượng tốt khi sử dụng;
  • Lấy thuốc tiêm theo đúng chỉ định;
  • Tìm vị trí tiêm, buộc dây garo (nếu cần);
  • Sát khuẩn nơi tiêm bằng bông có thấm cồn 70°, để da khô;
  • Luồn kim tiêm vào vị trí tĩnh mạch cần tiêm;
  • Từ từ bơm thuốc và quan sát biểu hiện của người bệnh trong quá trình tiêm;
  • Rút kim tiêm sau khi hết thuốc, đặt bông vào vị trí tiêm;
  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế thoải mái, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà phát hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm;
  • Thu dọn dụng cụ và tiến hành ghi chép hồ sơ bệnh án. 
Quy trình tiêm vào tĩnh mạch cần phải thực hiện theo nguyên tắc 5 đúng 
Quy trình tiêm vào tĩnh mạch cần phải thực hiện theo nguyên tắc 5 đúng

Theo dõi người bệnh trong và sau tiêm tĩnh mạch

Trong quá trình tiêm, nhân viên y tế cần quan sát sắc mặt của người bệnh, nếu có biểu hiện sốc phản vệ cần ngừng tiêm ngay lập tức, báo cho bác sĩ để có phương án xử trí đúng phác đồ. 

Sau tiêm, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân sẽ tự theo dõi theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu có bất kỳ phản ứng nào thì cần phải thông báo ngay cho nhân viên y tế để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Các biến chứng có thể xảy ra với người bệnh khi tiêm tĩnh mạch 

Với kỹ thuật tiêm này, người bệnh có thể gặp một số biến chứng. Cụ thể:

Phồng tại vị trí tiêm 

Khi tiêm tĩnh mạch, nếu kim tiêm xuyên qua mạch hoặc mũi tiêm có một nửa nằm trong lòng mạch. Một nửa nằm ngoài thành mạch thì vị trí tiêm sẽ bị phồng. Lúc này. cần rút kim tiêm và thực hiện chườm nóng tại vì trí phồng để máu tụ và thuốc tan nhanh hơn. 

Tắc kim tiêm 

Trong quá trình tiêm, máu có thể chảy ngược lại vào kim tiêm và gây đông – tắc tại đầu mũi kim. Điều này khiến thuốc khó đưa vào được. Các xử lý nhanh chóng là rút kim tiêm, đẩy ruột kim tiêm cho máu chảy ra hoặc thay kim tiêm khác. 

Người bệnh sợ hãi, ngất 

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp các vấn đề tâm lý như sợ hãi, ngất,… Nhân viên y tế cần làm tốt tư tưởng cho người bệnh và thực hiện quy trình tiêm chuẩn, nhanh. 

Người bệnh có thể gặp các vấn đề về tâm lý như sợ hãi, ngất khi tiêm 
Người bệnh có thể gặp các vấn đề về tâm lý như sợ hãi, ngất khi tiêm

Tình trạng nhiễm khuẩn 

Khi lưu kim kéo dài hoặc quy trình sát khuẩn không được đảm bảo thì rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn. Giải pháp cho tình trạng này là nhân viên y tế thực hiện tốt công tác sát khuẩn và nắm chắc thời gian lưu kim tiêm. 

Tình trạng hoại tử 

Hoại tử xảy ra khi nhân viên y tế sử dụng sai loại thuốc tiêm tĩnh mạch. Biểu hiện của người bệnh là nóng đỏ tại vị trí tiêm, vị trí tiêm từ trạng thái cứng trở thành mềm. Cách xử lý nhanh nhất là chườm lạnh và rạch phá bỏ hoại tử nếu tình trạng đã xảy ra. 

Sốc phản vệ sau khi tiêm 

Sốc phản vệ là tình trạng cơ thể có thể phản ứng phản vệ trước loại thuốc sử dụng tiêm tĩnh mạch. 

Mặc dù trước khi tiêm, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng với tiền sử dị ứng, phản ứng sốc phản vệ sau tiêm. Tuy nhiên, không thể giảm hết trường hợp bị sốc phản vệ.

Dấu hiệu của tình trạng này là: Xuất hiện ban sẩn, mẩn ngứa, mạch nhanh, huyết áp tụt, có thể hôn mê. 

Người bệnh có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm ở tĩnh mạch 
Người bệnh có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm ở tĩnh mạch

>>>Xem thêm: Giải đáp học điều dưỡng có cần giỏi tiếng anh không? 

Biện pháp là dừng tiêm và xử trí đúng theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Lời kết

Bài viết trên là tổng hợp các thông tin về tiêm tĩnh mạch. Nhân viên y tế thực hiện tiêm cần tuân thủ đúng các quy tắc và thực hiện đúng quy trình tiêm. Với bệnh nhân, cần phối hợp với nhân viên y tế để đảm bảo quy trình tiêm diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Học viện Y học cổ truyền học phí bao nhiêu năm 2024 
Học viện Y học cổ truyền học phí bao nhiêu năm 2024 

16-09-2024

Học viện y học cổ truyền học phí là khoản tiền mà sinh viên trường phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ đào tạo. Chủ...

Tìm hiểu cao đẳng điều dưỡng học mấy năm thì tốt nghiệp? 
Tìm hiểu cao đẳng điều dưỡng học mấy năm thì tốt nghiệp? 

24-05-2024

Điều dưỡng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, công việc rộng mở, mức lương hấp dẫn. Cao đẳng điều dưỡng học mấy...

5 các học thuyết điều dưỡng thường được áp dụng nhất
5 các học thuyết điều dưỡng thường được áp dụng nhất

14-06-2024

Các học thuyết điều dưỡng là những quan niệm để lý giải trí hiện tượng và hướng hoạt động của điều dưỡng viên tối ưu, hiệu quả hơn. Thành quả...

7 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả được tin dùng
7 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả được tin dùng

03-09-2024

Việc dùng các bài thuốc nam chữa bệnh trĩ được rất nhiều người tin dùng. Bởi phương pháp dân gian này khá an toàn, không gây tác dụng phục mà cũng không...

12 nhiệm vụ của điều dưỡng viên chi tiết và đầy đủ nhất 
12 nhiệm vụ của điều dưỡng viên chi tiết và đầy đủ nhất 

04-09-2024

Nhiệm vụ của điều dưỡng là gì? Họ được coi như mắt xích quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, giúp người bệnh điều trị và phục...