Điều dưỡng là gì? Nhiệm vụ điều dưỡng viên chi tiết?

Thứ hai, 03/06/2024 - 14:47

Điều dưỡng viên là làm gì? Nhiệm vụ của nghề điều dưỡng là gì? Đây là thắc mắc của nhiều học sinh/ sinh viên trong quá trình tìm hiểu về nghề nghiệp này. Nếu bạn cũng có cùng băn khoăn cần được giải đáp, theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Điều dưỡng là gì? 

Điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là gì? Đây là một ngành trong hệ thống y tế có nhiệm vụ nâng cao, bảo vệ, cải thiện sức khỏe con người.

Đồng thời, thực hiện việc xoa dịu các nỗi đau cho người bệnh, người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, người điều dưỡng viên cũng có trách nhiệm thay mặt đội ngũ bác sĩ tư vấn các vấn đề liên quan đến y học cơ bản. 

Một điều dưỡng viên chuyên nghiệp cần phải có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất tốt. Nếu bạn có ước mơ khoác lên mình tấm áo blouse trắng, muốn chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thì đây thực sự là một lựa chọn không tồi dành cho bạn. 

>>>Xem thêm: Giải đáp học điều dưỡng có khó không cho sinh viên 

Chi tiết công việc của nghề điều dưỡng viên là gì? 

Nhiệm vụ của điều dưỡng là gì sẽ được chia sẻ chi tiết trong nội dung dưới đây: 

Công việc cụ thể của một điều dưỡng viên là gì?
Công việc cụ thể của một điều dưỡng viên là gì?

Đưa ra lời tư vấn về sức khỏe 

Khi có người bệnh đến thăm khám hay nhập viện, điều dưỡng viên sẽ nhận y lệnh của các bác sĩ. Dựa trên cơ sở đó, đưa ra những lời tư vấn và giáo dục sức khỏe cụ thể cho bệnh nhân.

Đồng thời hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong suốt quá trình nằm viện và khi xuất viện. 

Động viên người bệnh 

Bên cạnh về thể chất, tinh thần người bệnh cũng là một vấn đề điều dưỡng viên cần quan tâm. Trong quá trình thăm khám, người điều dưỡng sẽ cần có thái độ ân cần, niềm nở để giúp người bệnh tin tưởng và an tâm chữa bệnh.

Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cũng cần để ý, động viên, xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân và người nhà người bệnh. Tuyệt đối, không bày tỏ thái độ cáu gắt, khó chịu, điều này có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người bệnh. 

Hỗ trợ bệnh nhân cấp I vệ sinh cá nhân 

Công việc bao gồm vệ sinh răng miệng, thay đồ vải, vệ sinh thân thể,… Với bệnh nhân cấp II và III có thể tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của Điều dưỡng viên. Bệnh nhân cấp I, điều dưỡng viên phải thực hiện hỗ trợ. 

Xây dựng kế hoạch dinh dưỡng cho người bệnh 

Điều tiếp theo trả lời điều dưỡng là gì là chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân. Mỗi người sẽ có một chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe khác nhau.

Điều dưỡng viên cần phối hợp với bác sĩ để đưa ra kế hoạch dinh dưỡng phù hợp. Từ đó giúp bệnh nhân có đầy đủ dưỡng chất cho sự phục hồi của cơ thể. 

Ngành điều dưỡng ngoài chăm sóc bệnh nhân còn có nhiệm vụ lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày
Ngành điều dưỡng ngoài chăm sóc bệnh nhân còn có nhiệm vụ lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày

Chăm sóc bệnh nhân có lịch phẫu thuật 

Những người sắp phẫu thuật, bác sĩ sẽ có y lệnh riêng. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên là gì trong lúc này? Đó là phối hợp với mệnh này, thực hiện các nhiệm vụ tương ứng:

  • Hoàn tất thủ tục hành chính
  • Kiểm tra công tác chuẩn bị phòng phẫu thuật
  • Báo cáo tình trạng của bệnh nhân chó bác sĩ
  • Đưa người bệnh đến phòng phẫu thuật đã lên lịch trước

Sử dụng thuốc cho người bệnh 

Điều dưỡng viên sẽ dựa trên y lệnh của bác sĩ, chọn loại thuốc đúng và thực hiện cho bệnh nhân sử dụng thuốc.

Quá tình này gồm 5 đúng: Đúng người, đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng và thời gian dùng thuốc đúng. 

Tiếp đó theo dõi tình trạng người bệnh sau khi sử dụng thuốc, báo cho bác sĩ nếu có bất thường xảy ra. 

Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng 

Tuỳ vào từng cơ sở y tế mà điều dưỡng viên sẽ được yêu cầu thực hiện các kỹ thuật phù hợp riêng. Tuyệt đối tuân thủ và đảm bảo các kỹ thuật này. Trong trường hợp có triệu chứng bất thường, cần thông báo để bác sĩ hỗ trợ kịp thời. 

Theo dõi, đánh giá người bệnh 

Nhiệm vụ của người điều dưỡng là gì trong mục công việc này? Đó là điều dưỡng viên phải theo dõi sát sao và đưa ra các đánh giá về bệnh nhân.

Dựa trên đó, để sắp xếp mức độ hỗ trợ và thứ tự ưu tiên. Nhiệm vụ này cần phải phối hợp với bác sĩ đẻ phân cấp đúng – chuẩn – hợp lý – rõ ràng. 

Điều dưỡng viên cần theo dõi người bệnh để đánh giá sức khỏe của họ
Điều dưỡng viên cần theo dõi người bệnh để đánh giá sức khỏe của họ

Ghi chép HS bệnh án 

Điều dưỡng viên cần phải chỉn chu trong quá trình ghi chép bệnh án bao gồm:

Nộp đầy đủ hồ sơ theo phiếu theo dõi, phiếu điều dưỡng, một số phiếu khác theo quy định. 

  • Điền đầy đủ, chính xác các thông tin của người bệnh.  
  • Cần đảm bảo sự thống nhất giữa các phòng ban. 
  • Lưu trữ hồ sơ theo quy định trong Luật Khám, chữa bệnh. 

Lời kết

Bài viết trên đây đã giải đáp điều dưỡng là gì và giới thiệu tổng quan về công việc của người điều dưỡng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Theo dõi website của Hội điều dưỡng để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về nghề nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời: “Có nên học Cao đẳng Điều dưỡng không?” cho các thí sinh tham khảo 
Trả lời: “Có nên học Cao đẳng Điều dưỡng không?” cho các thí sinh tham khảo 

07-06-2024

Có nên học Cao đẳng Điều dưỡng hay là không? Cùng với Y khoa, Dược học, Điều dưỡng là một trong những ngành nghề có sức hút đặc biệt trong vài năm...

Khối D1 gồm những ngành nào? 7 nhóm ngành phổ biến
Khối D1 gồm những ngành nào? 7 nhóm ngành phổ biến

24-10-2024

Khối D1 gồm những ngành nào? Cơ hội việc làm sau khi ra trường của khối thi này có tốt không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo học...

Quy trình điều dưỡng: Cụ thể 5 bước trong quy trình
Quy trình điều dưỡng: Cụ thể 5 bước trong quy trình

19-08-2024

Có thể hiểu đơn giản, quy trình điều dưỡng là một quy trình gồm nhiều bước được tối ưu trong hoạt động điều dưỡng. Để đảm bảo hiệu quả, an...

Cử nhân điều dưỡng học lên thạc sĩ: Giải đáp thắc mắc 
Cử nhân điều dưỡng học lên thạc sĩ: Giải đáp thắc mắc 

05-06-2024

Cử nhân điều dưỡng học lên thạc sĩ không chỉ được tiếp cận kiến thức sâu rộng về ngành. Mà còn có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ cũng như...

Tiêm tĩnh mạch: Chỉ định, quy trình và biến chứng
Tiêm tĩnh mạch: Chỉ định, quy trình và biến chứng

23-09-2024

Tiêm tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể người bệnh thông qua đường tĩnh mạch ngoại biên. Với kỹ thuật này, hiệu quả điều trị sẽ nhanh...